Bản tin mẹ và bé ngày 24/2/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 24/2/2022: So sánh Toán Soroban và Toán Fingermath. Sở GD-ĐT Hà Nội thông tin về thời gian học sinh từ lớp 1-6 trở lại trường; Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Trẻ nhiễm Omicron sẽ nhanh khỏi, nên để trẻ đến trường; Campuchia tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc cho trẻ từ 3 đến 4 tuổi; Học sinh Ukraine đến trường đeo nhãn dán ghi sẵn nhóm máu...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 24/2/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Sở GD-ĐT Hà Nội thông tin về thời gian học sinh từ lớp 1-6 trở lại trường

2. Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Trẻ nhiễm Omicron sẽ nhanh khỏi, nên để trẻ đến trường

3. Campuchia tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc cho trẻ từ 3 đến 4 tuổi

4. Sách giáo khoa không dạy chữ 'P', Hiệu trưởng viết tâm thư cho Bộ trưởng

5. Học sinh Ukraine đến trường đeo nhãn dán ghi sẵn nhóm máu

6. Phụ huynh sợ, trường lo nếu phải xét nghiệm cả lớp ngay khi có F0

7. Nỗi sợ chia cắt của cha mẹ Hong Kong với con cái bị mắc Covid-19

8. So sánh Toán Soroban và Toán Fingermath: Bí quyết giúp bé mê toán và sớm thành siêu tính nhẩm

1. Sở GD-ĐT Hà Nội thông tin về thời gian học sinh từ lớp 1-6 trở lại trường

Chiều 23/2, một số kênh thông tin đăng tải nội dung Sở GD-ĐT Hà Nội dự kiến đề xuất cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận nội thành đi học trực tiếp trở lại từ ngày 1/3. Thông tin này khiến nhiều phụ huynh lo lắng khi tình hình dịch bệnh tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp, số ca mắc hàng ngày ở mức cao.

Trao đổi với báo chí sáng nay (24/2), ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết thông tin Sở dự kiến đề xuất cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận thuộc thành phố Hà Nội trở lại trường từ ngày 1/3 là chưa chính xác.

Việc đưa học sinh trở lại trường học luôn được Sở GD-ĐT Hà Nội nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng về mọi mặt, trong đó đặc biệt quan tâm đến diễn biến thực tế của dịch Covid-19 trên địa bàn và công tác chuẩn bị của các địa phương, nhà trường với phương châm được đặt lên hàng đầu là bảo đảm an toàn ở mức cao nhất cho học sinh.

(https://vov.vn/)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Trẻ nhiễm Omicron sẽ nhanh khỏi, nên để trẻ đến trường

Theo BS Khánh, trẻ đi học hay ở nhà thì nguy cơ nhiễm COVID-19 chỉ hơn một chút nhưng đi học rất quan trọng. Khi trẻ hết bệnh con sẽ lại đi học, quan trọng là người lớn phải bình tĩnh, tuân thủ hướng dẫn chăm sóc F0 và 5k. Đặc tính của chủng Omicron là ủ bệnh nhanh, lây lan nhanh, nhưng mau khỏi bệnh. 

Kiểu gì trẻ cũng phải đi học, không bệnh trước thì cũng bệnh sau. Không có hậu COVID gì nhiều so với chủng cũ. Trẻ mắc Omicron thì ngày phải nghỉ học càng ngắn hơn nữa, tức là chỉ 5 ngày là đi học lại thôi chứ không phải như ngày xưa. Cần có thái độ tích cực trong thời buổi thích nghi với COVID, hạn chế đọc những thông tin tiêu cực từ các di chứng hậu COVID. 

BS Trương Hữu Khanh thông tin thêm: Khi trẻ đi học về phụ huynh cần thay quần áo ngay cho trẻ, súc miệng, nhỏ mũi thường xuyên. Việc xông mũi và uống men vi sinh không cần thiết. Khi trẻ có triệu chứng nên cho trẻ test COVID để nắm tình hình, tránh đi học sẽ lây lan cho các trẻ khác.

(https://plo.vn/)

3. Campuchia tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc cho trẻ từ 3 đến 4 tuổi

Campuchia đã tiến hành tiêm chủng cho trẻ em từ 3 đến 4 tuổi bằng vaccine Sinovac của Trung Quốc. Đây một trong những quốc gia đầu tiên chủng ngừa cho nhóm đối tượng trẻ em ở độ tuổi này.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tán thành kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em tuổi này vào tuần trước, khi cơ quan y tế Campuchia cho biết 25% ca nhiễm mới ở nước này là trẻ em dưới 5 tuổi.

(https://plo.vn/)

4. Sách giáo khoa không dạy chữ 'P', Hiệu trưởng viết tâm thư cho Bộ trưởng

Nhà giáo Đào Quốc Vịnh là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Hà Nội). Trong bức thư ngỏ gửi đích danh Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, ông Vịnh phản ánh sách Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" không dạy chữ "P" độc lập. 

Một chủ biên sách giáo khoa trong bộ sách Kết nối tri thức đã trả lời ông rằng, sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức có dạy chữ P khi nó kết hợp với H tạo thành PH đọc là " phờ", chưa dạy chữ P khi đứng trước các nguyên âm vì rất ít từ tiếng Việt có chữ P đứng trước các nguyên âm, nếu có thì là từ ngoại lai.

Tuy nhiên, theo ông Vịnh, sách giáo khoa cho học sinh phổ thông, nhất là ở cấp tiểu học, phải có tính phổ quát tới 54 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, chứ không phải chỉ dạy riêng cho học sinh người Kinh.

(https://vietnamnet.vn/)

5. Học sinh Ukraine đến trường đeo nhãn dán ghi sẵn nhóm máu

Nhiều học sinh Ukraine đến trường đeo nhãn dán ghi sẵn nhóm máu, tên của phụ huynh và số điện thoại. Điều này xuất phát từ tâm lý chuẩn bị cho tình huống chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là khi Nga cho biết sẽ triển khai quân ở miền Đông Ukraine.

(https://www.anninhthudo.vn/)

6. Phụ huynh sợ, trường lo nếu phải xét nghiệm cả lớp ngay khi có F0

Lãnh đạo các trường học đánh giá việc xét nghiệm nhanh kháng nguyên ngay cho toàn bộ học sinh khi lớp có F0 gây tốn kém, không cần thiết.

Nhiều thầy cô và phụ huynh cho biết nếu các trường thực hiện theo hướng dẫn mới, học sinh THCS, THPT tham gia việc test nhanh được do các em đã lớn, có thể làm chủ hành động khi nhân viên y tế thực hiện thao tác. Tuy nhiên, trẻ tiểu học, mầm non thường gào khóc, hoảng sợ nếu bị lấy mẫu test nhiều lần. Việc này có thể gây ra tâm lý sợ đến trường đối với trẻ nhỏ.

Việc thực hiện test nhanh toàn bộ học sinh trong lớp sẽ gây khó khăn cho các trường ở khâu chuẩn bị nhân lực và kinh phí, đặc biệt khi học sinh đi học thường xuyên hơn.

(https://zingnews.vn/)

7. Nỗi sợ chia cắt của cha mẹ Hong Kong với con cái bị mắc Covid-19

Chính sách "Zero Covid-19" nghiêm ngặt mà Trung Quốc áp dụng suốt hai năm đã dẫn đến cái giá phải trả quá đắt. Hong Kong cũng buộc phải thực hiện chính sách này, với mục tiêu cách ly bất cứ ai có kết quả dương tính, bất chấp số ca nhiễm mới mỗi ngày đã vượt quá khả năng quản lý.

Một số phụ huynh lo sợ khi họ không thể cùng con tới cơ sở điều trị Covid-19. Nhiều người khác bày tỏ nỗi lo chia cắt nếu bản thân hoặc con cái không may nhiễm bệnh trong tương lai. Nhiều bậc phụ huynh không thể cùng con vào khu điều trị Covid-19 do bệnh viện quá tải. Nhiều người thậm chí tự tìm hiểu cách chữa cho con ở nhà vì sợ bị tách khỏi nhau.

(https://zingnews.vn/)

8. So sánh Toán Soroban và Toán Fingermath: Bí quyết giúp bé mê toán và sớm thành siêu tính nhẩm

Hai phương pháp học Toán Finger MathToán Soroban đang được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm hiện nay. Việc lựa chọn Fingermath hay Soroban, rồi 2 phương pháp này có thể kết hợp được với nhau hay không, có phá nhau hay không...đang làm mọi người hết sức băn khoăn...

(Btshop.vn)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng