Bản tin mẹ và bé ngày 6/11/2021 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 6/11/2021: Cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở trẻ nhỏ bố mẹ cần lưu ý; Việt Nam lập kế hoạch tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 3 tuổi; Trẻ có thể gặp phản ứng gì sau tiêm vaccine COVID-19, xử lý thế nào? Trẻ nên ăn gì, kiêng gì trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19?

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 6/11/2021 - BTshop👍

Mục lục

1. Cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở trẻ nhỏ bố mẹ cần lưu ý

2. Việt Nam lập kế hoạch tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 3 tuổi

3. Trẻ có thể gặp phản ứng gì sau tiêm vaccine COVID-19, xử lý thế nào?

4. Trẻ nên ăn gì, kiêng gì trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19?

5. 8 mối nguy hiểm hàng ngày bố mẹ vô tình khiến con mắc phải

6. Hà Nội thay đổi kế hoạch, chỉ cho học sinh huyện Ba Vì đến trường, còn lại học online

7. Bé 8 tháng tuổi nhập viện sau khi được thầy lang đắp lông chó chữa bỏng.

1. Cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở trẻ nhỏ bố mẹ cần lưu ý

Tình trạng đột quỵ ở trẻ nhỏ ngày càng phổ biến. Đây không còn là căn bệnh được quy cho người già hay người trưởng thành nữa. Do đó, dù là trẻ nhỏ, cha mẹ cũng nên lưu tâm đến chứng bệnh đáng sợ này để nhanh chóng đưa con đi khám và điều trị kịp thời.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), ở trẻ lớn, dấu hiệu đột quỵ tương tự như ở người lớn, cụ thể là méo miệng, nói đớ, liệt nửa người đột ngột...

Ở trẻ nhỏ, những dấu hiệu của bệnh đột quỵ khó nhận ra hơn. Nhiều trường hợp trẻ không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ xuất hiện cơn đau đầu, nôn ói, lơ mơ, lừ đừ... nên dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác.

(https://afamily.vn/)

Có thể bạn quan tâm: Toán fingermath online phương pháp học toán tư duy phát triển trí não tuyệt vời cho trẻ.

2. Việt Nam lập kế hoạch tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 3 tuổi

Bộ Y tế đang xây dựng Kế hoạch sử dụng vắc-xin Covid-19 năm 2022 trong đó lập kế hoạch sử dụng vắc-xin cho trẻ từ 3 tuổi trở lên, đồng thời tiêm nhắc lại mũi 3 và 4 cho người tiêm đủ liều vắc-xin.

(https://nld.com.vn/)

3. Trẻ có thể gặp phản ứng gì sau tiêm vaccine COVID-19, xử lý thế nào?

Trẻ có thể gặp các phản ứng phụ nhẹ xảy ra sau 1 - 2 ngày như đau tại vùng tiêm, sưng, thay đổi màu sắc (đỏ, tím tại chỗ tiêm), mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau khớp, ớn lạnh, sốt nhẹ. Đây là những  phản ứng thông thường nên cha mẹ và trẻ không quá lo lắng.

Ngoài ra, có thể xuất hiện tình trạng mặc dù không phổ biến như nổi mề đay, sưng hạch cổ họng/miệng, khó thở, lơ mơ, ngủ gà ngủ gật, sốt cao trên 40 độ, co giật hoặc tê bì tay chân. Khi có những phản ứng này cần báo ngay với đơn vị tiêm hoặc cơ sở y tế gần nhất để được xử lý.

(https://giadinhonline.vn/)

4. Trẻ nên ăn gì, kiêng gì trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19?

Bác sĩ Nguyễn Diệu Thúy khuyên phụ huynh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng toàn diện của trẻ. Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng: tinh bột (55-65%), đạm (15-20%), béo( 20-25%). Cần bủ sung đủ nước, ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có tính kháng viêm như cá, gà, trứng, rau xanh, nghệ, tỏi.

Đồng thời, trẻ không nên để bụng đói trước khi tiêm, Không sử dụng thực phẩm chứa cafein, không ăn nhiều chất béo bão hoà, không chà xát vào vị trí tiêm và hạn chế vận động.

(https://giadinhonline.vn/)

5. 8 mối nguy hiểm hàng ngày bố mẹ vô tình khiến con mắc phải

Cho con sử dụng xe tập đi, Cho con mặc nhiều quần áo ấm, Để đồ chơi trên ô tô, Đặt gối trong cũi, Để con một mình trên giường à một vài trong số những tình huống thoạt nghe tưởng như vô hại nhưng lại là mối nguy hiểm cho con, các bố mẹ cần lưu ý nhé!

(https://giadinhonline.vn/)

6. Hà Nội thay đổi kế hoạch, chỉ cho học sinh huyện Ba Vì đến trường, còn lại học online

Từ ngày 8/11 tới, duy nhất học sinh các khối 5, 6, 9, 10, 12 của huyện Ba Vì học trực tiếp, tất cả học sinh các quận, huyện khác trên địa bàn TP. Hà Nội tiếp tục học online. Trẻ mầm non nghỉ học tại nhà.

(https://suckhoedoisong.vn/)

7. Bé 8 tháng tuổi nhập viện sau khi được thầy lang đắp lông chó chữa bỏng.

Ngày 6/11, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận và hiện đang điều trị cho một bệnh nhi 8 tháng tuổi T.A.(trú tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) bị nhiễm trùng do chữa bỏng sai cách bằng cách đắp lông chó lên vết bỏng.

Bỏng là tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, song bên cạnh các biện pháp dự phòng, việc sơ cứu ban đầu cho nạn nhân rất quan trọng và càng sớm càng tốt.

(https://www.nguoiduatin.vn/)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng