Bản tin mẹ và bé ngày 17/11/2021 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 17/11/2021: 7 giai đoạn bé tăng trưởng vượt bậc trước 1 tuổi, mẹ nắm bắt để nuôi con khỏe mạnh, cao lớn; 7 bài học cha mẹ cần dạy con trước 10 tuổi; Mẹ và song thai suýt tử vong vì không tiêm vắc xin Covid-19; 4 cách hâm sữa phản khoa học, trời lạnh cha mẹ cần biết để tránh xa.

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 17/11/2021 - BTshop👍

Mục lục

1. 7 giai đoạn bé tăng trưởng vượt bậc trước 1 tuổi, mẹ nắm bắt để nuôi con khỏe mạnh, cao lớn

2. 7 bài học cha mẹ cần dạy con trước 10 tuổi

3. Mẹ và song thai suýt tử vong vì không tiêm vắc xin Covid-19

4. 4 cách hâm sữa phản khoa học, trời lạnh cha mẹ cần biết để tránh xa

5. Trứng rất bổ với trẻ nhỏ, nhưng 5 kiểu trứng này nên tránh xa kẻo rước độc vào người

6. Cho con uống nhiều sữa TƯƠI tưởng là tốt, ai ngờ cha mẹ đang hại con mà không biết

7.Cứu sống bé Phú Thọ sinh cực non, nặng chưa đầy nửa kg, mẹ vô sinh 11 năm vỡ òa

1. 7 giai đoạn bé tăng trưởng vượt bậc trước 1 tuổi, mẹ nắm bắt để nuôi con khỏe mạnh, cao lớn

  • "Giai đoạn tăng trưởng" đầu tiên: 7-10 ngày sau khi sinh "tăng trưởng phục hồi"
  • "Giai đoạn tăng trưởng" thứ hai: "giai đoạn tăng trưởng nhanh" 2-3 tuần sau khi sinh
  • "Giai đoạn tăng trưởng" thứ ba: 4-6 tuần sau khi sinh, "giai đoạn tăng trưởng đột biến"

Ngoài 3 giai đoạn kể trên thì trước khi bé tròn 1 tuổi có 4 “giai đoạn tăng vọt” cần được chú ý nhưng diễn ra chậm hơn so với thời kỳ đầu, bao gồm: Tháng thứ 3 sau sinh, tháng thứ 4 sau sinh, tháng thứ 6 sau sinh và tháng thứ 9 sau sinh.

(https://emdep.vn/)

Có thể bạn quan tâm: Toán tiểu học online phương pháp giúp các bé hệ thống lại kiến thức toán tiểu học 1 cách dễ dàng nhất!

2. 7 bài học cha mẹ cần dạy con trước 10 tuổi

Giá trị về sự trung thực, cư xử đúng mực, cách quản lý tiền là những bài học quan trọng cha mẹ nên dạy trẻ trước khi con bước qua 10 tuổi.

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, Giải quyết bất đồng trong hòa bình, tôn trọng ý kiến của người khác và xây dựng sự đồng cảm giúp con ngày càng khoẻ mạnh và chín chắn hơn, hạnh phúc hơn khi trưởng thành.

(https://zingnews.vn/)

3. Mẹ và song thai suýt tử vong vì không tiêm vắc xin Covid-19

Sau 1 tuần điều trị Covid-19, sức khoẻ thai phụ tại TP.HCM chuyển biến xấu. Hai thai nhi chị mang trong cơ thể cũng giảm nhịp tim và yếu dần. Các bác sĩ phải tiến hành mổ bắt con do người mẹ có biểu hiện khó thở tăng dần, phải thở máy.

PGS TS BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cảnh báo, tình trạng rất đáng báo động bởi nhiều thai phụ mang thai quý, thai hiếm trở nặng, nguy kịch khi mắc bênh. "Tất cả đều không tiêm phòng vắc xin".

(https://vietnamnet.vn/)

4. 4 cách hâm sữa phản khoa học, trời lạnh cha mẹ cần biết để tránh xa

Cha mẹ cần tránh xa 4 cách hâm sữa phản khoa học dưới đây vì dễ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, từ đó không có lợi cho tiêu hóa và phát triển của bé.

  • Hâm sữa quá lâu
  • Pha sữa bột bằng nước sôi
  • Đặt bình sữa ngập trong nước ấm
  • Hâm sữa phản khoa học bằng lò vi sóng

(https://emdep.vn/)

5. Trứng rất bổ với trẻ nhỏ, nhưng 5 kiểu trứng này nên tránh xa kẻo rước độc vào người

Nếu thấy 5 loại trứng dưới đây mẹ không nên cho bé ăn kẻo dễ gây ngộ độc thực phẩm không tốt cho sức khỏe của bé.

  • Trứng có đốm đen
  • Trứng dính
  • Trứng mốc
  • Trứng lòng đào
  • Trứng đã chế biến để qua đêm

Ngoài ra, nên cho trẻ ăn trứng luộc là tốt nhất, một tuần 3 quả là đủ.

(https://doanhnghiepvn.vn/)

6. Cho con uống nhiều sữa TƯƠI tưởng là tốt, ai ngờ cha mẹ đang hại con mà không biết

Trẻ từ trên 1 tuổi, sữa tươi là thực phẩm rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu như trẻ uống quá nhiều sữa có thể sẽ phải chịu nhiều hậu quả xấu:

  • Uống nhiều sữa gây táo bón
  • Uống nhiều sữa gây béo phì
  • Uống nhiều sữa gây thiếu hụt sắt

(https://doanhnghiepvn.vn/)

7. Cứu sống bé Phú Thọ sinh cực non, nặng chưa đầy nửa kg, mẹ vô sinh 11 năm vỡ òa

Bệnh nhi sơ sinh là con sản phụ P.T. T (Việt Trì, Phú Thọ). Đây là trường hợp bé sơ sinh cực non tháng khi chào đời ở tuần thai thứ 23, trọng lượng sau sinh chỉ đạt 480gr.

Sau sinh, trẻ được chuyển đến chăm sóc, điều trị tích cực tại Khoa Sơ sinh. Sau 22 ngày điều trị, trẻ đã có những tiến triển ban đầu rất tích cực, trọng lượng của bé tăng đều và ổn định, đạt 750gr. Tuy nhiên, đây là trường hợp trẻ sơ sinh cực non tháng, nhẹ cân nên việc điều trị, chăm sóc còn gặp rất nhiều khó khăn,...

(https://eva.vn/)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng