Bản tin mẹ và bé ngày 11/2/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 11/2/2022: Cha mẹ nên làm gì khi con mắc Covid-19? Cứu mẹ con sản phụ bị tiền sản giật nặng; Thiếu gia 9 tuổi đã sở hữu biệt thự, siêu xe triệu đô;  Thái Bình: Công an điều tra vụ nữ sinh lớp 8 bị bố bạn học đánh nhập viện; Trở lại học trực tiếp, học sinh TP.HCM đóng học phí thế nào?...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 11/2/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Cha mẹ nên làm gì khi con mắc Covid-19?

2. Cứu mẹ con sản phụ bị tiền sản giật nặng

3. Thiếu gia 9 tuổi đã sở hữu biệt thự, siêu xe triệu đô

4. Thái Bình: Công an điều tra vụ nữ sinh lớp 8 bị bố bạn học đánh nhập viện

5. Quảng Nam đưa học sinh trở lại trường theo hình thức “2 trong 1”

6. Số ca mắc Covid-19 ở trẻ em tại Indonesia tăng gấp 10 lần

7. Thêm 3.172 học sinh và giáo viên Hải Phòng dương tính SARS-CoV-2

8. Trở lại học trực tiếp, học sinh TP.HCM đóng học phí thế nào?

9. Số ca mắc mới COVID-19 ở trẻ em tại Thái Lan tăng mạnh

10. Hà Nội khuyến khích các trường lập nhóm gia đình tự quản để nắm bắt tình hình sức khỏe học sinh

1. Cha mẹ nên làm gì khi con mắc Covid-19?

Bước 1: Báo ngay cho y tế địa phương: chụp lại kết quả test nhanh đểu lưu lại thời gian khởi bệnh, xác định nguồn lây và các F1. Đo Spo2 và tần số thở của con hàng ngày, theo dõi nhiệt độ.

Bước 2: Kết nối với bác sĩ hỗ trợ tư vấn. Trẻ thường diễn biến rất nhanh nên cần theo dõi, đánh giá cũng như quan sát kịp thời. Triệu chứng của Covid-19 còn thường chồng lấp các bệnh thông thường.

Bước 3: Chuẩn bị cho con các loại thuốc hạ sốt, bù nước, oresol, thuốc ho, sổ mũi và thảo dược tươi nếu điều trị tại nhà. Nếu nhập viện cần chuẩn bị quần áo, đồ dùng vệ sinh cho bé trong 10-14 ngày, khẩu trang, nước sát khuẩn tay, giấy tờ cần thiết.

Bước 4: Xác định tinh thần. Luôn giữ tinh thần lạc quan, bình tĩnh và tỉnh tảo.

Nếu trẻ mắc Covid-19 không có triệu chứng của bệnh, bé có thể được test nhanh hoặc xét nghiệm rRT-PCR ở ngày thứ 9. Ngược lại, các bé có triệu chứng sẽ được test nhanh hoặc xét nghiệm rRT-PCR vào ngày thứ 13 sau khi phát hiện dương tính.

(https://zingnews.vn/)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Cứu mẹ con sản phụ bị tiền sản giật nặng

Này 11/2, BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, BV vừa cứu sống mẹ con sản phụ tiền sản giật nặng, biến chứng HELLP.

Trước đó, ngày 7/2, sản phụ Bùi Thị Phượng (30 tuổi, trú tại huyện Kinh Môn, Hải Dương) nhập viện khi thai được 36 tuần 4 ngày, thai lần 2. Sản phụ có hiện tượng đau bụng từng cơn, huyết áp 172/118mmHg, phù 2 chân, đau nhức đầu, cơn co tử cung rõ tần số 2.

các bác sĩ tiến hành thăm khám và nhận định sản phụ bị tiền sản giật rất nặng, rau bong non, có nguy cơ suy đa phủ tạng, rối loạn đông máu. Sản phụ được chỉ định sinh mổ.

Tuy nhiên, trong quá trình hoàn tất các công tác chuẩn bị trước mổ, đột nhiên sản phụ xuất hiện chóng mặt, mất dần ý thức, tím môi và đầu chi, mạch nhỏ dần không bắt được, ngừng tim, ngừng thở.

Để hạn chế nguy cơ tiền sản giật, từ thời điểm 11 tuần 6 ngày của thai kỳ, thai phụ có thể thực hiện sàng lọc tiền sản giật để phát hiện bệnh kịp thời. Khi thực hiện sàn lọc, sản phụ sẽ được thực hiện 3 bước gồm: Đo huyết áp; siêu âm đo doppler động mạch tử cung và lấy máu xét nghiệm.

(https://phunuvietnam.vn/)

3. Thiếu gia 9 tuổi đã sở hữu biệt thự, siêu xe triệu đô

Mompha Junior là tên một cậu bé mới 9 tuổi người Nigeria nhưng đã có nhiều của cải đến mức khiến ai nhìn thấy cũng phải kinh ngạc. 

Điểm qua danh mục tài sản, Momfa có một biệt thự sang trọng của riêng mình, có một hàng dài siêu xe gồm Ferrari, Bentley, Lamborghini.Chiếc xe đầu tiên cu cậu sở hữu khi mới 5 tuổi là một chiếc Bentley màu bạc.

Tòa biệt thự đầu tiên cậu sở hữu vào sinh nhật năm 6 tuổi, do bố tặng.

Thậm chí, cậu ta có một chiếc máy bay riêng, thường ngồi để bố chụp ảnh bên trong cùng nội thất sang trọng. Nếu thiếu thì có lẽ Mompha Junior chỉ thiếu bằng lái để tự lái những chiếc xe của mình.

(https://xe.baogiaothong.vn/)

4. Thái Bình: Công an điều tra vụ nữ sinh lớp 8 bị bố bạn học đánh nhập viện

Vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn giữa hai em học sinh lớp 8B trường Tiểu học và THCS Thụy Ninh từ khi các em nói xấu nhau trên mạng xã hội trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2022. Sau đó, em N.P.A đã dẫn theo bạn của mình đến nhà em P.T.P.L nói chuyện phải trái và xảy ra đánh nhau.

Khoảng 14h30 ngày 5/2/2022, khi ông Phạm Khắc Duẩn (38 tuổi, ở thôn Hệ, xã Thụy Ninh), là bố của cháu P.T.P.L về nhà biết chuyện con mình bị đánh đã điều khiển ô tô chở theo con gái đuổi theo nhóm bạn kia. Ông Duẩn đã chặn đánh cháu N.P.A ở khu vực chợ Hệ, xã Thụy Ninh.

(https://www.baogiaothong.vn/)

5. Quảng Nam đưa học sinh trở lại trường theo hình thức “2 trong 1”

Trong các đợt dịch Covid-19, tỉnh Quảng Nam là địa phương có kinh nghiệm về tổ chức dạy học trực tiếp, kết hợp linh hoạt giữa học trực tuyến và trực tiếp. Trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, với tinh thần linh hoạt, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực bảo đảm an toàn dạy và học.

Tỉnh Quảng Nam đã xây dựng 3 kịch bản dạy và học dựa trên tình hình dịch bệnh. Đối với các địa phương là vùng xanh và vùng vàng, các trường học chủ yếu triển khai học trực tiếp. Đối với vùng cam sẽ triển khai học kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, ưu tiên học trực tiếp đối với nhóm lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12… đảm bảo phù hợp với yêu cầu, tính chất của từng độ tuổi học sinh. Đối với vùng đỏ, các trường chuyển sang hình thức học trực tuyến.

(https://vov.vn/)

6. Số ca mắc Covid-19 ở trẻ em tại Indonesia tăng gấp 10 lần

Số liệu từ Hiệp hội bác sĩ Indonesia cho thấy, vào ngày 24/01/2022, các ca mắc Covid-19 mới ở trẻ em Indonesia là 676 ca, đến ngày 7/2/2022, con số này đã đạt 7.190 trường hợp. Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Nhi khoa Indonesia, Piprim Basarah Yanuarso cho biết, cộng đồng và các bậc cha mẹ không được coi nhẹ vấn đề này. Hơn nữa, Indonesia đang trải qua sự gia tăng các ca mắc Covid-19 trong làn sóng thứ ba với các ca bệnh có xu hướng lây lan nhanh hơn do biến thể Omicron.

Do đó, Hiệp hội bác sĩ Indonesia khuyến cáo những trẻ em không gặp trở ngại hoặc vấn đề với các yêu cầu về việc nhận vaccine Covid-19 cần được tiêm chủng ngay lập tức. Ngoài việc tiêm vaccine Covid-19, các bậc phụ huynh cố gắng đảm bảo trẻ em cũng được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine bắt buộc hoặc một cách thường xuyên.

(https://vov.vn/)

7. Thêm 3.172 học sinh và giáo viên Hải Phòng dương tính SARS-CoV-2

Ngày 11/2, ngành giáo dục TP Hải Phòng ghi nhận thêm 3.172 học sinh và giáo viên dương tính SARS-CoV-2. Sở GD&ĐT thành phố Hải Phòng đã triển khai tổ chức dạy trực triếp kết hợp trực tuyến tại 182 trường học các cấp.

Theo đó, trường hợp học sinh dương tính được nghỉ học và điều trị theo hướng dẫn của lực lượng y tế. Nhà trường có trách nhiệm tổ chức cho học sinh mắc COVID-19 học online hoặc dạy bổ trợ… đảm bảo học sinh được tiếp cận kiến thức cơ bản. Học sinh còn lại của lớp đi học bình thường, thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch.

(https://tienphong.vn/)

8. Trở lại học trực tiếp, học sinh TP.HCM đóng học phí thế nào?

Các cơ sở giáo dục công lập sẽ không thu học phí vì HĐND TP.HCM đã có nghị quyết miễn học phí đối với học sinh công lập năm học 2021 - 2022. 

Các cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện thông báo công khai đến từng phụ huynh học sinh về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông ngoài công lập năm học 2021 - 2022. 

(https://vtc.vn/)

9. Số ca mắc mới COVID-19 ở trẻ em tại Thái Lan tăng mạnh

Ngày 11/2, Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) cho biết số ca mắc mới COVID-19 ở trẻ em từ 5-11 tuổi đang gia tăng, do đó Chính phủ Thái Lan đang đẩy nhanh việc tiêm chủng cho nhóm này.

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, người phát ngôn CCSA Taweesilp Visanuyothin nêu rõ từ đầu năm 2022 đến nay, tỷ lệ lây nhiễm ở trẻ em 5-11 tuổi là 6,6% - tăng mạnh so với mức 1,4% ghi nhận từ tháng 1-11/2020 khi đại dịch mới bùng phát. Tính đến ngày 2/2, tổng số ca mắc COVID-19 ở trẻ em thuộc nhóm tuổi này kể từ đầu dịch là 137.262 ca.

(https://www.vietnamplus.vn/)

10. Hà Nội khuyến khích các trường lập nhóm gia đình tự quản để nắm bắt tình hình sức khỏe học sinh

Để bảo đảm an toàn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho học sinh khi trở lại trường học, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã thành lập tổ công tác hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại các trường học trên địa bàn, tổ công tác do lãnh đạo xã, phường, thị trấn làm tổ trưởng.

Bên cạnh đó, khuyến khích các trường học thành lập nhóm gia đình tự quản các em học sinh (từ 3-5 học sinh/nhóm) để phối hợp với nhà trường, nắm bắt tình hình sức khỏe học sinh khi trở lại học trực tiếp và tăng cường sự tương tác, gắn kết giữa các học sinh trong lớp học.

Đồng thời, phê duyệt kế hoạch cho học sinh quay trở lại trường học trực tiếp và kịch bản ứng phó khi phát hiện ca mắc COVID-19 trong nhà trường. Xây dựng các phương án bảo đảm bố trí đủ cán bộ y tế học đường tại các trường học.

(https://suckhoedoisong.vn/)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng