Bản tin mẹ và bé ngày 9/5/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 9/5/2022: App học Toán Finger Math onine có thực sự hiểu quả như quảng cáo? Hai biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng; Đắp lá chữa bầm tím, bệnh nhi suýt mất chân; Gã nghiện bắt cóc bé trai 4 tháng tuổi để ép người thương về sống chung; Số trẻ dậy thì sớm ngày càng tăng; Nhiều trẻ nôn trớ, đau bụng, chuyên gia chỉ cách xử trí; Xuyên đêm lặn tìm 3 mẹ con giáo viên mất tích ở bờ sông...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 9/5/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Hai biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

2. Miền Bắc tiếp tục mưa dông vào chiều tối

3. Số trẻ dậy thì sớm ngày càng tăng

4. Đắp lá chữa bầm tím, bệnh nhi suýt mất chân

5. Gã nghiện bắt cóc bé trai 4 tháng tuổi để ép người thương về sống chung

6. Xuyên đêm lặn tìm 3 mẹ con giáo viên mất tích ở bờ sông

7. Nhiều trẻ nôn trớ, đau bụng, chuyên gia chỉ cách xử trí

8. Chuyên gia cảnh báo hậu COVID-19, nhiều trẻ lứa tuổi mầm non đi học nhưng chậm nói

9. App học Toán Finger Math onine có thực sự hiểu quả như quảng cáo?

1. Hai biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi T.Ư đã tiếp nhận điều trị 9 bệnh nhi mắc chân tay miệng. Các bác sĩ khuyến cáo, biến chứng nặng của bệnh tay chân miệng là viêm não và viêm cơ tim, khiến trẻ có thể tử vong hoặc để lại di chứng nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

(Nguồn: VOV)

2. Miền Bắc tiếp tục mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày hôm nay (9/5), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Mưa dông tập trung vào chiều và đêm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Đợt mưa dông ở các khu vực Bắc Bộ còn có khả năng kéo dài đến ngày 11/5. Trong khi đó, các khu vực từ Trung Trung Bộ trở vào đến Tây Nguyên, Nam Bộ đều chung hình thái ngày nắng, chiều tối mưa dông.

(Nguồn: Bảo Vệ Pháp Luật)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

3. Số trẻ dậy thì sớm ngày càng tăng

Thống kê trong giai đoạn từ tháng 9/2017 đến tháng 4/2021, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chẩn đoán 694 trẻ dậy thì sớm, trong đó có 21 bé trai (tỷ lệ 3%) và 673 bé gái (tỷ lệ 97%).

Trường hợp bé trai 6 tuổi được mẹ đưa đến bệnh viện khám do vùng kín tăng kích thước bất thường. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), bé được chẩn đoán dậy thì sớm do một số bất thường về nội tiết lẫn bẩm sinh. Thêm trường hợp bé trai sinh năm 2016, ngụ Đắk Lắk, được mẹ phát hiện tăng chiều cao nhanh, dương vật to hơn trẻ cùng lứa lúc 5 tuổi. Bé thường xuyên thèm ăn mặn, chậm phát triển trí thông minh.

Đây không phải trường hợp hiếm gặp. Theo báo cáo của các bác sĩ chuyên khoa nhi tại một hội thảo về dậy thì sớm, số lượng trẻ dậy thì sớm có dấu hiệu tăng dù chưa có số liệu cụ thể trên cả nước.

(Nguồn: Zing News)

4. Đắp lá chữa bầm tím, bệnh nhi suýt mất chân

Ngày 9-5, thông tin từ các bác sĩ bệnh viện (BV) Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) cho biết BV mới tiến hành phẫu thuật cắt lọc da, gân, cơ bị hoại tử cho bệnh nhi NVH (13 tuổi, Hải Dương). Bệnh nhi nhập viện với vết thương vùng khoeo và cẳng chân trái bị hoại tử phần mềm diện rộng, chảy dịch mùi hôi, bàn chân phải sưng nề.

Theo gia đình bệnh nhi, khoảng 10 ngày trước, bệnh nhi bị tai nạn xe máy với nhiều vết trầy xước, đau ở chân. Sau đó gia đình nghe có người mách đắp thuốc lá có thể giúp vết bầm nhanh tan, sau 5 ngày đắp thuốc, bệnh nhi bị sốt, vùng đắp lá sưng nề, chảy dịch có mùi hôi nên được đưa đến BV để kiểm tra.

(Nguồn: Pháp Luật)

5. Gã nghiện bắt cóc bé trai 4 tháng tuổi để ép người thương về sống chung

Ngày 9/5, Công an tỉnh Cao Bằng cho biết Cơ quan CSĐT Công an huyện Nguyên Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Trương Văn Minh (SN 1989, trú tại xã Thành Công, TP. Phổ Yên, Thái Nguyên) về hành vi chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.

Trước đó, ngày 1/5, tại xóm Sẻ Pản (xã Thịnh Vượng), con trai chị T. là cháu N.H.P. (sinh tháng 1/2022) bị Trương Văn Minh đưa đi đâu không rõ, dù chị T. không đồng ý và ngăn cản. Minh khai nhận bản thân nghiện ma túy và có quan hệ tình cảm với chị T., do hai bên xảy ra mâu thuẫn nên Minh đã bế cháu P. (là con riêng của chị T.) xuống nhà của Minh ở Thái Nguyên với mục đích ép chị T. phải về chung sống với mình ở Thái Nguyên.

(Nguồn: Giáo Dục Thời Đại)

6. Xuyên đêm lặn tìm 3 mẹ con giáo viên mất tích ở bờ sông

Lực lượng chức năng huyện Cẩm Giàng đã xuyên đêm tìm kiếm 3 mẹ con chị T. trên sông Thái Bình, nhưng đến nay vẫn chưa có tung tích.

Trước đó, sáng nay ngày 8/5, chị V.T.H.T. (SN 1991, giáo viên mầm non, trú tại xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng) cho con gái nhỏ 9 tháng tuổi vào xe đẩy và dắt theo bé lớn 2 tuổi đi ra khỏi nhà. Người thân nghĩ chị T. đưa các con đi chơi như thường ngày. Khoảng 10h sáng, một số người thân nhận được tin nhắn có ý chào “tạm biệt” của chị T. 

Lo sợ điều không lành, người nhà đi tìm. Khi ra đến bờ sông Thái Bình thì thấy dép, điện thoại, xe đẩy liên quan đến 3 mẹ con. Tại bờ sông còn có dấu chân đi về phía mép nước. 

(Nguồn: Vietnamnet)

7. Nhiều trẻ nôn trớ, đau bụng, chuyên gia chỉ cách xử trí

Số trẻ em nôn trớ, đau bụng, rối loạn tiêu hóa tới khám tại các cơ sở y tế gia tăng gần đây. Ghi nhận tại một số trường học, có những lớp, nhiều em đồng loạt rơi vào triệu chứng này và phải nghỉ học. Trước tình hình nhiều trẻ nhỏ có biểu hiện nôn và tiêu chảy, rất nhiều bà mẹ lo lắng có liên quan đến bệnh viêm gan “bí ẩn”. 

Theo chuyên gia về truyền nhiễm - bác sĩ Trương Hữu Khanh, tình trạng tiêu chảy và nôn ở trẻ hiện nay là do virus Rotavirus gây nên, không liên quan đến bệnh viêm gan đang cảnh báo hiện nay. Đau bụng và nôn cấp tính nhiều khi là các dấu hiệu chỉ điểm của nhiều bệnh nguy hiểm cần phải được can thiệp khẩn cấp. Khi trẻ đau bụng và nôn nhiều hoặc kéo dài, cha mẹ cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở Nhi khoa hoặc chuyên khoa Tiêu hóa nhi khoa để được các bác sĩ thăm khám, tránh các biến chứng do tình trạng bệnh kéo dài.

Tuy nhiên, Với những trẻ có tiền sử đã mắc Covid-19 hoặc tiếp xúc với người mắc Covid-19, sống trong vùng dịch, cha mẹ cũng cần lưu ý các biểu hiện đau bụng và nôn.

(Nguồn: Nhân Dân)

8. Chuyên gia cảnh báo hậu COVID-19, nhiều trẻ lứa tuổi mầm non đi học nhưng chậm nói

Theo Ths.Bs Đinh Thạc, gia tăng trẻ chậm nói không chỉ ở Việt Nam mà là tình trạng chung trên Thế giới nhất là sau dịch COVID-19. Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ công bố, cứ 5 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị chậm nói. Kết quả nghiên cứu của nhóm TS. Birken Bệnh viện Nhi Toronto cho thấy: tỉ lệ chậm nói gia tăng gần 50% do trẻ xem, chơi các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, TV…

Từ 2-3 tuổi là khoảng thời gian vàng để trẻ phát triển ngôn ngữ. Đối với trẻ chậm nói đơn thuần, nguyên nhân chậm nói hơn 80% do yếu tố tâm lý xã hội. Thời gian nghỉ ở nhà do dịch COVID-19, cha mẹ do bận rộn nên ít tương tác, giao tiếp với trẻ đồng thời tâm lý sợ trẻ quậy phá nên để trẻ tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử. Tiếp xúc nhiều với màn hình điện tử là cách giao tiếp thụ động, là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, không phát triển ngôn ngữ. 

(Nguồn: Tiền Phong)

9. App học Toán Finger Math onine có thực sự hiểu quả như quảng cáo?

Các bố mẹ không cần quá lo lắng đâu ạ, Toán Finger Math là một phần mềm tuyệt vời, App do Kyna nghiên cứu, được các nhà khoa học, giáo dục, công nghệ thẩm định và chứng nhận...

(btshop)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng