Bản tin mẹ và bé ngày 9/1/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 9/1/2022: Nguy cơ tiểu đường ở trẻ nhiễm virus SARS-CoV-2 cao hơn, Sáng tỏ số phận bé trai Afghanistan được nâng qua hàng rào thép gai; Hơn 1,5 tháng nỗ lực cứu bé 4 tuổi bị đa chấn thương nguy kịch; Bé gái ho sốt, bà nội cạo gió khiến cháu gặp chuyện ghê rợn; Dạy con cách nêu ý kiến phản biện...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 9/1/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Nguy cơ tiểu đường ở trẻ nhiễm virus SARS-CoV-2 cao hơn

2. Sáng tỏ số phận bé trai Afghanistan được nâng qua hàng rào thép gai

3. Hơn 1,5 tháng nỗ lực cứu bé 4 tuổi bị đa chấn thương nguy kịch

4. Hà Nội điều chỉnh “bản đồ” dạy và học trực tiếp từ ngày mai, 10/1

5. Bé gái ho sốt, bà nội cạo gió khiến cháu gặp chuyện ghê rợn

6. Dạy con cách nêu ý kiến phản biện

7. Bảo đảm an toàn khi để trẻ ở nhà một mình

1. Nguy cơ tiểu đường ở trẻ nhiễm virus SARS-CoV-2 cao hơn

Một nghiên cứu mới của Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho thấy những người dưới 18 tuổi đã phục hồi sau khi mắc COVID-19 có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với những em chưa từng mắc COVID-19. Nguy cơ bị tiểu đường ở trẻ từng nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng cao hơn so với các em đã khỏi các bệnh viêm hô hấp khác do virus gây ra.

Theo giải thích của CDC, COVID-19 có thể gây ra bệnh tiểu đường thông qua tấn công trực tiếp vào các tế bào tuyến tụy, bão cytokine gây căng thẳng làm tăng đường huyết, các thay đổi trong chuyển hóa glucose do nhiễm trùng, hoặc thông qua tích tụ các rối loạn tiền tiểu đường.

(https://www.vietnamplus.vn/)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Sáng tỏ số phận bé trai Afghanistan được nâng qua hàng rào thép gai

Em bé sơ sinh - bị lạc sau khi được giao cho một người lính qua bức tường trong cảnh hỗn loạn ở sân bay Kabul vào tháng 8-2021 - đã đoàn tụ với người thân ở Afghanistan ngày 8-1.

Em bé tên Sohail Ahmadi, chỉ mới hai tháng tuổi khi mất tích vào ngày 19-8-2021, giữa lúc hàng ngàn người đổ xô đến sân bay Kabul để rời Afghanistan khi nước này rơi vào tay Taliban.

(https://nld.com.vn/)

3. Hơn 1,5 tháng nỗ lực cứu bé 4 tuổi bị đa chấn thương nguy kịch

BSCK II Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, bệnh nhân là bé trai 4 tuổi, cân nặng 16kg, ngụ tại Long An.

Khai thác nhanh bệnh sử gia đình cho biết, vào buổi chiều cùng ngày nhập viện, mẹ bé trai trên chạy xe máy chở con đi trên đường có đụng vào một tấm ván, sau đó tấm ván đập mạnh vào hông bụng của bé. Sau va chạm, bé được đưa vào Bệnh viện Sản nhi Long An trong tình trạng đừ, tím, SpO2 65%, mạch không bắt được, huyết áp khó đo, bụng đau, chướng. Ngay sau đó bé được đặt nội khí quản và chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Ngày 8/1, sau hơn 1,5 tháng nỗ lực điều trị, bé trai đã được xuất viện.

(https://suckhoedoisong.vn/)

4. Hà Nội điều chỉnh “bản đồ” dạy và học trực tiếp từ ngày mai, 10/1

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có thông báo gửi các đơn vị trực thuộc về việc cho học sinh ở địa bàn có mức độ dịch cấp độ 3 tạm dừng học trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến từ ngày 10/1.

Các đơn vị cấp quận ở cấp độ 3 gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Gia Lâm, Hoàng Mai và Long Biên.

(https://www.vietnamplus.vn/)

5. Bé gái ho sốt, bà nội cạo gió khiến cháu gặp chuyện ghê rợn

bé gái 10 tháng tuổi ở Hồ Nam, Trung Quốc, bị ho liên tục, sau khi đi khám và uống thuốc thì tình trạng không thuyên giảm.
Thấy cháu mệt mỏi, bà nội rất lo lắng nên đã dùng nhẫn bạc và lòng trắng trứng để cạo trán cho bé, hi vọng là sẽ cạo được "gió độc" ra ngoài. Thế nhưng, sau khi cạo gió, bé gái lại sốt cao hơn, ho nhiều hơn, trên trán có nhiều nốt mẩn đỏ kèm theo vết loét và dịch tiết. Thấy vậy, gia đình vội vã đưa con đến bệnh viện để thăm khám.

Bác sĩ cho biết, việc điều trị không đúng cách có thể gây tụ dịch cục bộ, viêm loét, nghiêm trọng nhất là sẽ khiến vi khuẩn chạy vào máu gây nhiễm trùng huyết. Rất may là bé gái được cha mẹ cho đi khám kịp thời nên không bị nhiễm trùng huyết.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, cạo gió tuy là phương pháp tốt nhưng phải do người theo học chuyên ngành trung y chính quy thực hiện mới đạt hiệu qủa do không phải ai cũng làm đúng thao tác.

(https://kienthuc.net.vn/)

6. Dạy con cách nêu ý kiến phản biện

Nhiều cha mẹ để con thoải mái, tự do cãi vì cho rằng như thế con sẽ biết nêu ý kiến phản biện. Theo TS Vũ Thu Hương (Trung tâm Cá siêu quậy), điều này không chính xác. Bởi cãi có thể là bao biện, chối tội, là đòi hỏi.

Vậy khi nào trẻ sẽ dám đưa ra ý kiến riêng của mình. Đó là khi một gia đình có luật lệ, trẻ sẽ biết rõ ranh giới đúng sai. Khi đó, trẻ sẽ tố cáo cha mẹ nếu họ vi phạm các quy định và không sợ gì cả. Bởi vì, các con coi đó là chính nghĩa.

Cha mẹ cần lắng nghe con nhiều hơn, lắng nghe chân thành, kiên trì  với trẻ. Thông qua lắng nghe bố mẹ sẽ hiểu được những suy nghĩ của con. Đồng thời bé cũng cảm thấy được tôn trọng, mọi người muốn nghe suy nghĩ của mình. Bố mẹ nên khuyến khích con nêu ra ý kiến của mình...

(https://phunuvietnam.vn/)

7. Bảo đảm an toàn khi để trẻ ở nhà một mình

Trong trường hợp phải để trẻ ở nhà một mình, cha mẹ phải chuẩn bị tất cả phương án đối phó với mối nguy hiểm đến từ trong nhà và bên ngoài, tập huấn kỹ năng xử lý cho trẻ. Cung cấp số điện thoại của người thân hoặc cơ quan chức năng. Đồng thời, trong nhà phải lắp camera có thể thu phát tiếng, gửi thông báo khẩn cấp đến cha mẹ nếu có người lạ vào nhà.

Trước khi quyết định để con ở nhà một mình, phụ huynh phải nắm được tình hình an ninh quanh nhà, những hàng xóm có thể tin tưởng, giúp con khi gặp sự cố, trao đổi với con xem cảm thấy thế nào khi ở nhà một mình.

Không nên để tài sản giá trị trong nhà, không cho trẻ đeo trang sức, đặc biệt không nên trao cho trẻ nhiệm vụ trông coi tài sản, vì đây là việc quá sức đối với trẻ...

(https://nld.com.vn/)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng