Bản tin mẹ và bé ngày 7/2/2023 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 7/2/2023: Bình Định: Bé gái 3 tuổi mất tích khi đang chơi ở sân nhà; Xót xa bé 8 tháng bị bỏng da phồng rộp đau đớn do đắp tỏi chữa bệnh; Vùng kín con gái 5 tuổi tấy đỏ, cha mẹ tá hỏa khi biết nguyên nhân; Bé 4 tháng tuổi chảy máu não do bị người lớn xốc nách, rung lắc...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 7/2/2023 - BTshop👍

Mục lục

1. Bình Định: Bé gái 3 tuổi mất tích khi đang chơi ở sân nhà

2. Xót xa bé 8 tháng bị bỏng da phồng rộp đau đớn do đắp tỏi chữa bệnh

3. Sản phụ vỡ tử cung, thai nhi lạc vào ổ bụng

4. Vùng kín con gái 5 tuổi tấy đỏ, cha mẹ tá hỏa khi biết nguyên nhân

5. 5 nhóm thuốc thường dùng điều trị viêm VA ở trẻ em

6. Người phụ nữ 21 tuổi sinh con trai nặng 5,4kg

7. Bé 4 tháng tuổi chảy máu não do bị người lớn xốc nách, rung lắc

1. Bình Định: Bé gái 3 tuổi mất tích khi đang chơi ở sân nhà

Chiều 5/2 Bé N.K.D. 3 tuổi ở thôn Kim Giao Nam, xã Hoài Hải, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định mất tích khi chơi một mình ngoài sân. Đến16h50 cùng ngày, khi mọi người tìm ra hướng bờ biển gần nhà thì phát hiện đôi dép của bé D. và vết chân trên cát nghi của bé D. theo hướng xuống biển. Hiện lực lượng chức năng và bà con ngư dân đang tích cực tìm kiếm bé N.K.D. 

(Nguồn: VTC)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Xót xa bé 8 tháng bị bỏng da phồng rộp đau đớn do đắp tỏi chữa bệnh

Mới đây, chị Lê Thanh Bình (32 tuổi, Hà Nội) đã chia sẻ bài viết cảnh tỉnh các mẹ có ý định dùng tỏi đắp trên da nhằm chữa bệnh cho trẻ. Chị đi làm và gửi bé 8 tháng tuổi cho bà bảo mẫu trông. Do thấy bé ho húng hắng mấy ngày không khỏi, bà đã đắp tỏi vào chân bé, khiến chân bé bị phồng rộp và quấy khóc. Bé sau đó phải nhập viện điều trị tại bệnh viện hơn 10 ngày.

Theo ThS.BS. Hoàng Khánh Toàn – Bệnh viện 108, không nên lạm dụng tỏi dù loại rau gia vị này rất tốt. Một người bình thường chỉ nên 1-2 tép tỏi nhỏ là đủ, không nên ăn lúc đói. Còn đối với việc dùng tỏi tươi đập dập, hoặc nướng tỏi đắp lên da để chữa bệnh rất nguy hiểm. Vì đắp trực tiếp lên da, đắp thời gian lâu, số lượng tỏi nhiều,… có thể gây rát bỏng, viêm da và nổi bọng nước.

(Nguồn: Phụ Nữ Việt Nam)

3. Sản phụ vỡ tử cung, thai nhi lạc vào ổ bụng

Ngày 7/2, Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) cho biết các bác sĩ vừa cấp cứu thành công một trường hợp thai “chui” ra ổ bụng do vỡ tử cung. thai phụ là chị H.A.N (41 tuổi) tại Long An, mang thai lần 2. Khi thai 12 tuần, chị có triệu chứng đau bụng, khám ở địa phương không phát hiện bất thường. Đến trưa ngày 4/2, khi thai được 32 tuần, chị tiếp tục đau bụng và nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM).

Theo bác sĩ, thai phụ bị nhau cài răng lược khiến tử cung bị thủng. Đây là trường hợp thai trong ổ bụng do vỡ tử cung mạn tính. Nghĩa là bọc ối chứa thai có thể đã thoát vị nhiều tuần trước khi phát hiện. Nhờ dây rốn vẫn bám chặt vào nhau thai nên thai nhi được duy trì dinh dưỡng dù đã nằm ngoài tử cung. 

(Nguồn: Việt Nam Net)

4. Vùng kín con gái 5 tuổi tấy đỏ, cha mẹ tá hỏa khi biết nguyên nhân

Phát hiện vùng kín con gái 5 tuổi, bé N ( Vĩnh Phúc)có mùi khó chịu, tấy đỏ, lo lắng con bị bệnh lạ, cha mẹ đã đưa bé xuống Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để tìm nguyên nhân. Kết quả siêu âm cho thấy có dị vật trong âm đạo của bé. Đây là nguyên nhân khiến bé bị viêm đỏ, chảy dịch mùi hôi vùng kín.

các bác sĩ đã đã tiến hành nội soi buồng tử cung để gắp dị vật có kích thước 20x7 (mm) cùng nhiều mảnh xốp màu đen và tay lego robot kích thước 20x10 (mm). Đây là lời cảnh báo cho các gia đình cần theo dõi, quan tâm đến trẻ nhiều hơn, tránh để trẻ chơi với vật nhỏ có thể cho vào mũi, tai, miệng, vùng kín…

(Nguồn: Người Đưu Tin)

5. 5 nhóm thuốc thường dùng điều trị viêm VA ở trẻ em

Trong điều trị viêm VA ở trẻ em, điều trị bằng thuốc được xem là nội dung điều trị chủ yếu, đặc biệt là đối với các trường hợp viêm VA cấp tính. 5 nhóm thuốc điều trị viêm VA ở trẻ em thường dùng hiện nay: Thuốc hạ sốt, thuốc loãng đờm, tiêu nhầy, thuốc nhỏ mũi, thuốc corticoid, thuốc kháng sinh. Ngoài ra còn có các loại vitamin và kẽm giúp tăng cường đề kháng và rút ngắn thời gian mắc bệnh.

(Nguồn: Phụ Nữ Việt Nam)

6. Người phụ nữ 21 tuổi sinh con trai nặng 5,4kg

Sở Y tế tỉnh Phú Thọ ngày 7/2 thông tin, Trung tâm Y tế huyện Hạ Hòa vừa thực hiện phẫu thuật thành công lấy thai cho sản phụ N.T.T.A, 21 tuổi, bé trai chào đời có cân nặng 5,4 kg (tương đương với em bé khoảng 2 tháng tuổi).

Đây chưa phải là trường hợp bé sơ sinh nặng cân nhất tại Việt Nam. Năm 2017, một em bé nặng 7,1kg chào đời khỏe mạnh tại Vĩnh Phúc. Trước đó, một bé gái nặng 7kg sinh tại Gia Lai; Đà Nẵng cũng từng có 2 bé trọng lượng 6,5kg. Hồi tháng 8/2022, Bệnh viện tỉnh Bắc Giang đón thành công bé gái sơ sinh nặng 6,2kg.

(Nguồn: Viêtn Nam Net)

7. Bé 4 tháng tuổi chảy máu não do bị người lớn xốc nách, rung lắc

Ngày 7/2, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa thông tin về trường hợp bệnh nhi đưa vào cấp cứu ngày 24/1. Ngày 22/1, trẻ được mẹ đưa đi chơi, sau đó chuyền tay qua nhiều người bế ẵm, xốc nách và rung lắc trẻ. Hôm sau, trẻ có triệu chứng li bì, bú kém, thở nấc nên được gia đình đưa vào viện. Qua kiểm tra cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán: Xuất huyết não (xuất huyết dưới nhện và tụ máu dưới màng cứng) nghi do hội chứng rung lắc. 

Hội chứng rung lắc là một dạng chấn thương đầu và não nghiêm trọng xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi bị rung lắc mạnh. Hội chứng này hay gặp hơn ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt ở trẻ sơ sinh đến 8 tháng tuổi, tuy nhiên trẻ dưới 5 tuổi cũng có thể bị ảnh hưởng.

(Nguồn: Việt Nam Net)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng