Bản tin mẹ và bé ngày 7/12/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 7/12/2022: Gã đàn ông 'mượn' điện thoại của bé gái 7 tuổi rồi 'biến mất'; Nguy cơ ngộ độc ma túy tổng hợp mới ở trẻ em; Những điều bà bầu lưu ý nếu mắc sốt xuất huyết; Hoạt hình Wolfoo: Lấy việc giáo dục tư duy và nhận thức cho trẻ làm cốt lõi...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 7/12/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Gã đàn ông 'mượn' điện thoại của bé gái 7 tuổi rồi 'biến mất'

2. Nguy cơ ngộ độc ma túy tổng hợp mới ở trẻ em

3. Tìm niềm hạnh phúc cho em

4. Hoạt hình Wolfoo: Lấy việc giáo dục tư duy và nhận thức cho trẻ làm cốt lõi

5. Những điều bà bầu lưu ý nếu mắc sốt xuất huyết

6. 3,5 triệu trẻ em Kenya sẽ phải nghỉ học vì hạn hán

7. Xóa sổ bệnh bại liệt khỏi Pakistan vào cuối năm 2023

1. Gã đàn ông 'mượn' điện thoại của bé gái 7 tuổi rồi 'biến mất'

Được biết, sự việc xảy ra tại quán nước trên đường Khuông Việt, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TPHCM và được camera an ninh của quán ghi lại. Thời điểm diễn ra vào khoảng 16h36 cùng ngày, có một người đàn ông đi xe máy đến dừng trước quán rồi đi bộ vào trong. Lúc đó, bên trong quán chỉ có bé gái 7 tuổi đang ngồi chơi trên võng.  

Nhìn ngó xung quanh không thấy người lớn, người đàn ông liền nói bé gái cho mượn điện thoại. Cô bé nhẹ dạ cũng cầm điện thoại đưa cho người đàn ông. Sau khi lấy được chiếc smartphone đời mới từ tay bé gái, người đàn ông lập tức cất vào túi rồi quay người bỏ đi "mất dạng".  

(Nguồn: Sao Star)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Nguy cơ ngộ độc ma túy tổng hợp mới ở trẻ em

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), cơ sở y tế này vừa điều trị cho một bệnh nhi 5 tuổi bị ngộ độc ma túy tổng hợp mới. Hiện tại, trẻ đã qua cơn nguy kịch và đang được tiếp tục theo dõi các biến chứng lâu dài.

Cháu bé có tiền sử khỏe mạnh, tình cờ nhặt và uống khoảng 5 ml dung dịch màu vàng trong lọ thủy tinh của thuốc lá điện tử. 15 phút sau đó, người nhà phát hiện trẻ co giật toàn thân, nôn ói, hôn mê. Trẻ được sơ cứu tại bệnh viện gần nhà và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tuy nhiên, các triệu chứng co giật, đồng tử giãn, mạch chậm của trẻ khác biệt, không phù hợp tình trạng ngộ độc do nicotine - chất chủ yếu chứa trong thuốc lá điện tử. Do đó, các bác sĩ tiếp tục xét nghiệm mẫu bệnh phẩm gồm máu, nước tiểu, dung dịch trẻ uống, kết quả dương tính với loại ma túy tổng hợp mới là ADB-BUTINACA. 

(Nguồn: Vietnamnet)

3. Tìm niềm hạnh phúc cho em

Đoàn công tác của Đoàn Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) 92 (Quân khu 4) đi khảo sát thực tế tại các thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn của huyện A Lưới  để tìm hiểu những mảnh đời bất hạnh, học sinh nghèo cần được quan tâm, nâng đỡ, giúp các em hoàn thành tâm nguyện tới trường để tìm con chữ.

Trong 10 năm qua, đơn vị đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Cụ thể, đơn vị đã huy động hàng trăm ngày công bộ đội cải tạo, nâng cấp 12 phòng học với diện tích 720m2; tổ chức các lớp học bơi và kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em; hỗ trợ tiền cho hơn 50 học sinh nghèo; tặng sách vở, đồ dùng, trang thiết bị học tập, mũ bảo hiểm... cho hàng trăm học sinh có hoàn cảnh khó khăn với số tiền trị giá hơn 2 tỷ đồng. Việc làm tình nghĩa đó của cán bộ, chiến sĩ Đoàn KT-QP 92 góp phần giúp học sinh nghèo có thêm niềm vui trong cuộc sống, học tập và tạo niềm tin cho các cháu hướng về ngày mai tươi đẹp. 

(Nguồn: QDND)

4. Hoạt hình Wolfoo: Lấy việc giáo dục tư duy và nhận thức cho trẻ làm cốt lõi

Trong bối cảnh thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành phim hoạt hình Việt Nam đã có sự thay đổi lớn. Nhiều nhà sản xuất Việt Nam đang tham gia tích cực và gặt hái nhiều thành tựu trên trường quốc tế, nổi bật gần đây là loạt phim hoạt hình Wolfoo giải trí giáo dục dành cho trẻ nhỏ của studio Sconnect.

Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế và xây dựng thương hiệu toàn cầu, đội ngũ người Việt đã lấy giá trị giáo dục làm lõi, tập trung sản xuất các sản phẩm tích hợp giải trí, giáo dục, thúc đẩy 12 yếu tố phát triển phẩm chất và kỹ năng cho trẻ.

Dựa trên nguồn tri thức đa dạng như các tài liệu nghiên cứu khoa học chính thống, định hướng từ Google đối với các nhà sáng tạo nội dung Youtube Kids,... Sconnect vận dụng các phương pháp giáo dục, mẹo để gây ấn tượng với trẻ em và gia đình cũng như giúp trẻ Hiểu, Tương tác và Nâng cao kiến thức.

(Nguồn: Nhân Dân)

5. Những điều bà bầu lưu ý nếu mắc sốt xuất huyết

Bị sốt xuất huyết giai đoạn nào khi mang thai nguy hiểm nhất? Câu trả lời đó là ở giai đoạn đầu của thai kỳ hoặc trong các tuần cuối trước khi lâm bồn. Đây là thời điểm nếu mẹ mắc bệnh sẽ gây ra những biến chứng không mong muốn cho thai nhi. Khi mang bầu, hệ miễn dịch của mẹ bị suy yếu, tạo điều kiện cho virus tấn công.

Phụ nữ mang thai nhiễm chủng virus có thể lây sốt xuất huyết sang cho con bởi vì thời gian ủ bệnh thường giao động trong khoảng 3-14 ngày. Thời gian này, virus Dengue có thể truyền từ mẹ sang con. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị lây nhiễm sốt xuất huyết từ mẹ trong quá trình sinh hoặc bị muỗi đốt sau sinh.

Để phòng tránh tình trạng mất nước mẹ bầu nên uống oresol hoặc có thể thay thế bằng các loại nước hoa quả như nước chanh, nước cam, nước lọc. Mẹ bầu không nên ăn các loại thức ăn cay nóng; nhiều dầu mỡ, trà, cafe, chất kích thích. Ăn nhiều rau xanh, trái cây.

Mẹ bầu hãy dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày... để tránh muỗi đốt, đề phòng mắc sốt xuất huyết khi mang thai. Khi thấy có các dấu hiệu bệnh hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay. 

(Nguồn: Phụ Nữ Việt Nam)

6. 3,5 triệu trẻ em Kenya sẽ phải nghỉ học vì hạn hán

ổ chức Save the Children cho biết hơn 3,5 triệu trẻ em ở Kenya sẽ phải nghỉ học trong học kỳ đầu tiên vào tháng 1/2023 do hạn hán. Tổ chức này vừa thực hiện một khảo sát vào tháng 6/2022 về tác động của hạn hán ở 17 địa phương. Kết quả cho thấy hơn một nửa trường học các cấp bị ảnh hưởng.

Thiếu thức ăn, nước uống là những nguyên nhân chính khiến trẻ bỏ học. Ngoài ra, môi trường học tập kém, thiếu giáo viên, cơ sở hạ tầng xuống cấp, xung đột tài nguyên và các vấn đề liên quan khí hậu cũng là những yếu tố cản trở trẻ tới trường.

(Nguồn: Zing news)

7. Xóa sổ bệnh bại liệt khỏi Pakistan vào cuối năm 2023

Bệnh bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus bại liệt gây ra và chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Nó tấn công vào hệ thống thần kinh và gây tê liệt, thậm chí dẫn đến tử vong. Hiện nay, giới khoa học chưa tìm ra phương pháp để chữa khỏi bệnh bại liệt. Tiêm phòng là cách hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ em khỏi căn bệnh này. Theo Dawn, vào tháng 4, Pakistan ghi nhận một ca mắc bại liệt. Đây là ca bệnh bại liệt duy nhất trong gần 15 tháng qua tại nước này.

George Laryea-Adjei, Giám đốc UNICEF khu vực Nam Á, cho biết dữ liệu hiện tại cho thấy virus bại liệt hiện đã được kiểm soát ở nước này. Với nỗ lực của hơn 350.000 nhân viên y tế, đã đi đến mọi miền của đất nước để tiêm vaccine bại liệt cho mọi trẻ em, chương trình đang đi đúng hướng để ngăn chặn việc lây truyền virus bại liệt vào năm 2023.

(Nguồn: Zing News)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng