Bản tin mẹ và bé ngày 31/8/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 31/8/2022: Điềm nhiên giải tỏa cơn giận: Uốn nắn bằng sự kiên trì; Nhật Bản thay sách giáo khoa kỹ thuật số; Bé 3 tuổi gào khóc nếu bố mẹ không cho xem TikTok; Thành phố Hồ Chí Minh tiêm vaccine phòng Covid-19 xuyên lễ Quốc khánh; Hà Nội tạm thời chưa thu học phí năm học 2022-2023...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 31/8/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Hà Nội tạm thời chưa thu học phí năm học 2022-2023

2. Thành phố Hồ Chí Minh tiêm vaccine phòng Covid-19 xuyên lễ Quốc khánh

3. Ngành Giáo dục Quảng Trị 'tiếp sức' học sinh, sinh viên khó khăn

4. Bé 3 tuổi gào khóc nếu bố mẹ không cho xem TikTok

5. Nhật Bản thay sách giáo khoa kỹ thuật số

6. Trẻ em Việt Nam tại Pháp vui đón Tết Trung thu

7. Điềm nhiên giải tỏa cơn giận: Uốn nắn bằng sự kiên trì

1. Hà Nội tạm thời chưa thu học phí năm học 2022-2023

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc hướng dẫn tạm thời chưa thực hiện thu học phí năm học 2022-2023 do Sở GD&ĐT đang phối hợp các đơn vị liên quan báo cáo UBND Hà Nội trình HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2022-2023.

(Nguồn: Nhân Dân)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Thành phố Hồ Chí Minh tiêm vaccine phòng Covid-19 xuyên lễ Quốc khánh

Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Công văn số 6069/SYT-NVY chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc tiếp tục kéo dài “Tháng cao điểm tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi”, đến hết ngày 30/9.

Bên cạnh phục vụ cho trẻ em, các điểm tiêm tại các bệnh viện và trung tâm y tế còn phục vụ tiêm vaccine phòng Covid-19 cho cả người lớn, nhất là người thuộc nhóm nguy cơ (cao tuổi, có bệnh nền).

(Nguồn: Nhân Dân)

3. Ngành Giáo dục Quảng Trị 'tiếp sức' học sinh, sinh viên khó khăn

Trước thềm năm học 2022-2023, ngành Giáo dục Quảng Trị đã trao tặng xe đạp, sách giáo khoa, cặp sách, học bổng… đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị và Công đoàn ngành Giáo dục Quảng Trị vừa phối hợp với Quỹ Khuyến học Navitas Đà Nẵng trao quà đến các học sinh (HS) học giỏi, có hoàn cảnh khó khăn tại 4 huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Đakrông.

(Nguồn: Giáo Dục Thời Đại)

4. Bé 3 tuổi gào khóc nếu bố mẹ không cho xem TikTok

Từ khi hơn một tuổi, hai con sinh đôi (năm nay 3 tuổi) của chị Kim Quy (ngụ quận 8, TP.HCM) đã tiếp xúc với TikTok. Nếu không được xem như ý muốn, các bé sẽ gào khóc, bỏ ăn. Nhằm hạn chế thời gian chơi TikTok, chị thường cho con vận động ở sân chơi chung cư hoặc ra quán cà phê cùng ba mẹ. Tuy nhiên, các biện pháp này không thật sự có hiệu quả. 

Bà Ngô Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW), khẳng định trẻ sẽ bị ảnh hưởng xấu khi tương tác với các nội dung trên mạng xã hội như TikTok, YouTube khi còn quá nhỏ. Trẻ dưới 2 tuổi không nên tiếp xúc với hình ảnh qua màn hình tivi, máy tính, điện thoại. Nếu xem quá sớm, các bé có thể bị chậm nói. Khi các cháu ở tuổi này, cha mẹ cần tăng giao tiếp trực tiếp giữa con với những người xung quanh.

Cha mẹ cần có trách nhiệm và sự nhất quán trong quản lý, xác định độ tuổi con sử dụng thiết bị điện tử, tham gia mạng xã hội. Càng trong thời đại công nghệ số, cha mẹ càng phải làm tốt vấn đề đó.

(Nguồn: Gia Đình)

5. Nhật Bản thay sách giáo khoa kỹ thuật số

Bộ Giáo dục Nhật Bản thông báo toàn bộ các trường phổ thông trên toàn quốc sẽ chuyển sang sử dụng sách giáo khoa kỹ thuật số từ năm 2024.

Sách giáo khoa kỹ thuật số được sử dụng song song với sách giấy để học sinh Nhật làm quen và đối chiếu. Môn học đầu tiên thay sách là tiếng Anh dành cho học sinh lớp 5, 6 và THCS và môn Toán học.

Sách giáo khoa kỹ thuật số môn Tiếng Anh có chức năng chuyển văn bản thành giọng nói, từ đó, giúp học sinh học cách phát âm và cải thiện kỹ năng nghe. Ở môn Toán, sách giáo khoa giúp học sinh dễ dàng quan sát sơ đồ, bảng biểu.

(Nguồn: Giáo Dục Thời Đại)

6. Trẻ em Việt Nam tại Pháp vui đón Tết Trung thu

Sau một thời gian dài phải hạn chế các hoạt động tập trung đông người do dịch bệnh COVID-19, năm nay, lễ hội Trung thu đã trở lại với các cháu thiếu nhi, con em cán bộ nhân viên Đại sứ quán và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Pháp.

Tối 30/8, khuôn viên của Đại sứ quán long lanh rực rỡ lạ thường với những chiếc đèn lồng do các bé tự tay làm, những chiếc đèn ông sao truyền thống được chuyển từ trong nước sang và cả những quả bóng bay đủ mọi sắc màu, cùng mâm cỗ Trung thu đầy màu sắc.

(Nguồn: Báo Tin Tức)

7. Điềm nhiên giải tỏa cơn giận: Uốn nắn bằng sự kiên trì

Cha mẹ nên bắt đầu bằng cách dạy trẻ ghi lại những cảm xúc của mình như vui buồn, giận dữ, sợ hãi. Sau đó, hãy nói về sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi. Bên cạnh đó, việc trang bị cho trẻ kỹ năng lắng nghe cũng được coi là vô cùng cần thiết. Lắng nghe một cách cẩn thận giúp thể hiện sự tôn trọng với người khác, cũng như có thể giải quyết vấn đề, kiềm chế cảm xúc dễ dàng hơn.

Cha mẹ cần để trẻ thấy hậu quả của việc không biết điều tiết cảm xúc. Con cần hiểu rằng, hành vi ấy sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chỉ trích về những cơn giận của con. Bởi, đó là những cảm xúc tự nhiên của tất cả mọi người.

Theo chuyên gia tâm lý Phạm Hiền, cha mẹ phải bắt bản thân luôn điềm nhiên mọi lúc, mọi nơi, trước mọi vấn đề mà con gây ra. Sau đó, hãy nhẹ nhàng hỏi con cảm xúc, suy nghĩ. Từ đó, cùng trẻ tìm tiếng nói chung. Như vậy, trẻ sẽ luôn được trải nghiệm trong tâm lý nhẹ nhàng để hấp thụ cảm xúc và thái độ tích cực hơn…

(Nguồn: Giáo Dục Thời Đại)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng