Bản tin mẹ và bé ngày 3/4/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 3/4/2022: Toán Soroban online có nhàm chán không? Dấu hiệu viêm cơ tim ở trẻ sau khi tiêm vaccine Covid-19?Kỳ tích 11 ngày giành sự sống cho sản phụ mắc COVID-19; Khơi dậy cảm hứng đọc sách cho trẻ; Mô hình giáo dục không áp lực tại Phần Lan khiến nhiều trẻ em ao ước; Hà Nội là địa phương duy nhất chưa cho trẻ mầm non và tiểu học đến trường...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 3/4/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Dấu hiệu viêm cơ tim ở trẻ sau khi tiêm vaccine Covid-19?

2. Kỳ tích 11 ngày giành sự sống cho sản phụ mắc COVID-19

3. Khơi dậy cảm hứng đọc sách cho trẻ

4. Mô hình giáo dục không áp lực tại Phần Lan khiến nhiều trẻ em ao ước

5. Hà Nội là địa phương duy nhất chưa cho trẻ mầm non và tiểu học đến trường

6. Người phụ nữ Trung Quốc sinh 4 con cách ngày

7. Trẻ dưới 5 tuổi nhiễm Omicron ít gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn

8. Toán Soroban online có nhàm chán không?

1. Dấu hiệu viêm cơ tim ở trẻ sau khi tiêm vaccine Covid-19?

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó Trưởng đơn vị tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh trả lời. Trong quá trình triển khai tiêm chủng cho nhóm trẻ từ 5-11 tuổi tại một số nước trên thế giới, tới nay chưa ghi nhận trường hợp gặp biến cố viêm cơ tim sau tiêm phòng vaccine Covid-19. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý vẫn cần phải theo dõi sát trẻ sau tiêm.

Viêm cơ tim, màng ngoài tim cấp ở trẻ em khi trẻ tiêm tiêm vaccine mRNA ngừa Covid-19 (Pfizer-BioNTech hoặc Moderna sau 12 giờ- một vài tuần kể từ khi tiêm.

Dấu hiệu điển hình của viêm cơ tim là trẻ có những cơn đau ngực cấp, khó thở, hụt hơi, cảm giác có nhịp tim nhanh, không đều hoặc hồi hộp đánh trống ngực, ngất, vã mồ hôi, trạng thái thần kinh kích thích, ăn uống kém hơn bình thường, nôn ói nhiều, có thể có sốt hoặc không.

(Nguồn: Nhân Dân)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Kỳ tích 11 ngày giành sự sống cho sản phụ mắc COVID-19

Đó là trường hợp của chị Trần Thị Hồng Đào (28 tuổi, quê Trà Vinh) đang mang thai đứa con thứ 3 được 34 tuần thì bị nhiễm COVID-19. Ngày hôm sau, chị chuyển dạ sinh thường, em bé được chuyển về BV Nhi Đồng Thành phố, còn chị chuyển sang BV Dã chiến 3 tầng số 14 để điều trị COVID-19.

Quá trình mang thai của bệnh nhân có tiền sản giật, sau sinh khoảng 12 giờ tình trạng suy hô hấp diễn tiến nặng hơn, vì thế đã được đặt nội khí quản, hỗ trợ thở máy xâm lấn. Đây là trường hợp hậu sản sinh thường ngày 1, bệnh sử mới ngày thứ 2 mà diễn tiến nặng rất nhanh. Tiên lượng rất xấu, nguy cơ tử vong cao.

Tuy nhiên, Quá trình điều trị COVID-19 của bệnh nhân chỉ diễn ra 11 ngày, là ca bệnh điều trị ngắn nhất. Vì đã có kinh nghiệm điều trị một vài trường hợp mắc COVID-19 nguy kịch ở thai phụ và bệnh nhân hậu sản trước đó nên các BS can thiệp kịp thời, đúng giai đoạn. Hiện sức khỏe của chị Đào đã dần ổn định, sau khi ra viện chị về phòng trọ tiếp tục cách ly và mong sớm khoẻ để đón con về quê.

(Nguồn: Pháp Luật)

3. Khơi dậy cảm hứng đọc sách cho trẻ

Thực trạng không thích đọc sách ở lứa tuổi thanh, thiếu niên cũng là một trong những vấn đề hàng đầu được các bậc phụ huynh và người làm công tác xuất bản, khuyến đọc trăn trở hiện nay.

Đại diện Công ty Crabit Kidbooks - đơn vị chuyên làm sách cho thiếu nhi - cho rằng một trong những phương pháp “điều trị” chứng chán đọc ở trẻ là chọn cho các em những cuốn sách hài hước, khơi dậy trí tò mò. Tìm những cuốn sách theo chủ đề ưa thích của con, đọc vào một khung giờ cố định, cả gia đình đọc sách cùng nhau để tạo sự tương tác là bí quyết giúp trẻ có thêm cảm hứng khi đọc là kinh nghiệm của chuyên gia Phan Hồ Điệp - chuyên gia giáo dục sớm tại Đại học Sư phạm Hà Nội.

(Nguồn: Zingnews)

4. Mô hình giáo dục không áp lực tại Phần Lan khiến nhiều trẻ em ao ước

Phần Lan là quốc gia có hệ thống giáo dục đứng top đầu của châu Âu trong suốt nhiều năm qua. Người dân Phần Lan dù công nhận  trường học sẽ là nơi giúp trẻ em thành công trong học tập, nhưng họ cũng cho rằng những năm đầu đời của trẻ cũng có vai trò quan trọng không kém trong việc thúc đẩy quá trình học tập tốt từ giai đoạn sớm hơn.  

Việc học hành của trẻ em trong những năm đầu đời tại Phần Lan bắt đầu khá muộn. Tại Franzenia cũng như nhiều trường mẫu giáo hay các trung tâm chăm sóc trẻ em ban ngày khác, trọng tâm không phải là toán, đọc hoặc viết (trẻ em không được hướng dẫn chính thức về những môn học này cho đến khi lên 7 tuổi và bắt đầu học tiểu học) mà là vui chơi sáng tạo. 

Mục tiêu chính của những năm đầu đời là nâng cao sức khỏe về tinh thần và thể chất của trẻ em. Nhà trẻ là nơi để giúp trẻ phát triển các thói quen xã hội tốt: chẳng hạn như học cách kết bạn và tôn trọng người khác, hoặc có thói quen ăn mặc gọn gàng và đẹp...

(Nguồn: VOV)

5. Hà Nội là địa phương duy nhất chưa cho trẻ mầm non và tiểu học đến trường

Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, tính đến nay, 62 địa phương trên cả nước đã dạy học trực tiếp ở hầu hết các cơ sở giáo dục, chỉ còn duy nhất Hà Nội là chưa cho trẻ mầm non và tiểu học đến trường học trực tiếp.

Hiện nhiều trường tiểu học và THCS tại Hà Nội cho biết được Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu khẩn trương tổ chức lấy ý kiến phụ huynh về việc cho trẻ quay trở lại trường học trực tiếp. Thời gian lấy ý kiến phụ huynh từ ngày 2-3/4.

Kết quả ban đầu cho thấy, có đến 2/3 số phụ huynh đồng ý cho con được đi học trực tiếp tại trường. Có trường, phụ huynh đồng ý lên tới gần 95%.

(Nguồn: Sức Khoẻ Đời Sống)

6. Người phụ nữ Trung Quốc sinh 4 con cách ngày

Sau khi hạ sinh 2 con đầu lòng cách nhau 4 ngày, sản phụ vẫn còn 2 thai nhi trong bụng và đang cố gắng kéo dài thời gian mang bầu. 

Em bé đầu tiên là con trai, được hạ sinh vào ngày 22/3 tại Bệnh viện Qilu thuộc Đại học Sơn Đông (Tế Nam, tỉnh Sơn Đông) sau 25 tuần 6 ngày. Bé trai tiếp theo chào đời sau đó 4 ngày. Theo bác sĩ Ma Yuyan, 2 trẻ sơ sinh đang được nuôi dưỡng trong lồng ấp. Đồng thời, các bác sĩ đang cố gắng trì hoãn thời gian sinh 2 thai nhi còn lại vì lo lắng tỷ lệ biến chứng cao.

Ban đầu, thai phụ 22 tuổi được chẩn đoán mang thai 3 bởi thai nhi thứ 4 bị che khuất trong quá trình kiểm tra sức khỏe. Tới khi các bác sĩ phát hiện ra thai nhi còn lại, đã quá muộn để họ giảm số lượng bào thai.

Sinh nở cách quãng là trường hợp rất hiếm ở Trung Quốc và trên thế giới. Năm 2017, một phụ nữ ở Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) đã hạ sinh bé trai sớm hơn 6 ngày so với 2 em gái song sinh của mình.

(Nguồn: Zing News)

7. Trẻ dưới 5 tuổi nhiễm Omicron ít gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Case Western Reserve ở bang Ohio (Mỹ), trẻ dưới 5 tuổi nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 sẽ ít gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn trẻ nhiễm biến thể Delta. Nhóm nghiên cứu tập trung đánh giá tình trạng của nhóm bệnh nhân nhi này trong giai đoạn 14 ngày sau khi mắc COVID-19.

Nghiên cứu cho thấy biến thể Omicron lây nhiễm hơn 6-8 lần so với biến thể Delta. Tuy nhiên, chỉ khoảng 1,8% trẻ nhiễm Omicron phải nhập viện điều trị trong khi tỷ lệ này ở trẻ nhiễm Delta là 3,3%. Trẻ nhiễm Omicron cũng có nguy cơ phải khám cấp cứu thấp hơn 16% còn nguy cơ phải hỗ trợ thở thấp hơn 85% so với nhiễm Delta.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cảnh báo "tác động lâu dài của việc bị mắc COVID-19 ảnh hưởng đến não bộ, tim, hệ miễn dịch và các bộ phận khác ở trẻ em vẫn chưa được làm rõ và vẫn là một mối lo ngại.

(Nguồn: Vietnamplus)

8. Toán Soroban online có nhàm chán không?

Toán Soroban online có rất nhiều ưu điểm và hiệu quả cực lớn đã được kiểm chứng, tuy nhiên việc học online và hầu như tương tác một chiều trên điện thoại, internet và các thiết bị điện tử dễ khiến cho bé bị mệt mỏi và nhàm chán. Chính vì vậy việc học toán Soroban online rất cần được các bố mẹ động viên, chia sẻ cùng các bé...


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng