Bản tin mẹ và bé ngày 29/6/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 29/6/2022: Cháu bé 2 tuổi ở Đắk Lắk ngã xuống suối đuối nước thương tâm; Luyện con ngủ riêng kiểu ''mẹ lười'': 2 quy tắc bố mẹ nhất định phải nhớ; Hệ lụy hậu Covid-19 ở trẻ nhỏ nếu chần chừ tiêm vaccine Covid-19; Phát hiện mới giúp điều trị tổn thương não ở trẻ sơ sinh...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 29/6/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Các khu vực trên cả nước ngày nắng, chiều tối có mưa và dông

2. Cháu bé 2 tuổi ở Đắk Lắk ngã xuống suối đuối nước thương tâm

3. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần được nghỉ học 7 - 10 ngày

4. Luyện con ngủ riêng kiểu ''mẹ lười'': 2 quy tắc bố mẹ nhất định phải nhớ

5. Hệ lụy hậu Covid-19 ở trẻ nhỏ nếu chần chừ tiêm vaccine Covid-19

6. Phát hiện mới giúp điều trị tổn thương não ở trẻ sơ sinh

7. Thiết bị an toàn trên ô tô cho trẻ em - quan trọng nhưng thường bị bỏ qua

1. Các khu vực trên cả nước ngày nắng, chiều tối có mưa và dông

Từ ngày 29/6 đến đêm 30/6, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to (thời gian mưa lớn tập trung vào chiều tối và đêm). Đợt mưa lớn này ở Bắc Bộ còn có khả năng kéo dài và diễn biến phức tạp trong những ngày đầu tháng 7. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá cấp 1.

Về diễn biến áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, lúc 1 giờ ngày 29/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 116,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 500km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 80km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

(Nguồn: Việt Nam Plus)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Cháu bé 2 tuổi ở Đắk Lắk ngã xuống suối đuối nước thương tâm

Nạn nhân là cháu Lò Văn Hoàng 2 tuổi, con của anh Lò Minh Sơn (ở thôn Ea Ba, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk). Trước đó, cháu Hoàng đi cùng hai anh trai ra cánh đồng lúa nước gần nhà, không may bị trượt chân xuống suối. Hai anh chạy về gọi người nhà ra cứu, tuy nhiên lúc vớt được thi thể, cháu Hoàng đã tử vong.

(Nguồn: VOV)

3. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần được nghỉ học 7 - 10 ngày

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi. Với trẻ mắc bệnh nhẹ, cần cách ly trẻ bệnh tại nhà. Trong 7 - 10 ngày đầu của bệnh, trẻ không đến nhà trẻ, trường học, sân chơi tập trung…

Trên địa bàn TP đã ghi nhận 624 ca mắc tay chân miệng, tăng 178 ca (hơn 25%) so với cùng kỳ năm 2021. Ca bệnh có xu hướng tăng trong 2 - 3 tuần gần đây, trung bình ghi nhận 150 - 170 ca mắc mới/tuần.

Bệnh tay chân miệng tuy có diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng phụ huynh hoàn toàn có thể phát hiện trẻ mắc bệnh qua các dấu hiệu dễ nhận biết bao gồm: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao; sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng); tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…).

(Nguồn: Hanoi TV)

4. Luyện con ngủ riêng kiểu ''mẹ lười'': 2 quy tắc bố mẹ nhất định phải nhớ

Quy tắc quan trọng nhất với vợ chồng mình khi rèn ngủ cho con theo cách này là đảm bảo an toàn ngủ cho bé (môi trường xung quanh con khi con ngủ riêng phải tuyệt đối an toàn). Thậm chí ngủ chung với con khi còn sơ sinh cũng không phải là an toàn vì y học cũng khuyến cáo tình trạng SIDS (đột tử ở trẻ sơ sinh) cũng có thể xảy ra khi con ngủ chung cùng bố mẹ (và đã có trường hợp xảy ra thật ở Việt Nam).

Bên cạnh đó, quy tắc thứ hai chính là bố mẹ phải thật kiên nhẫn, kiên trì với con. Trong cuộc đời về sau của con còn rất nhiều giai đoạn cần kiên nhẫn, nên việc kiên nhẫn thực hiện luyện ngủ riêng cho con từ khi còn bé không có gì là quá sức cả.

Và nếu các mẹ làm nhưng không thành công thì cũng không sao, bởi vì quan trọng nhất vẫn là trong quá trình làm việc đó mẹ phải thật sự hạnh phúc. Tập ngủ riêng cho con mang lại rất nhiều lợi ích nhưng chỉ với những người có nguyện vọng/ nhu cầu cần như vậy. Không nên vì thấy người khác làm vậy mà mình cũng làm theo nếu mình không cần/ không muốn.

(Nguồn: Phụ Nữ Việt Nam)

5. Hệ lụy hậu Covid-19 ở trẻ nhỏ nếu chần chừ tiêm vaccine Covid-19

Việt Nam đã ghi nhận hàng trăm trường hợp trẻ em mắc hội chứng MIS-C với các biểu hiện viêm đa hệ thống đồng thời ở nhiều cơ quan như tim, phổi, thận, hệ tiêu hóa, não, da, mắt… sau khi mắc Covid-19, có thể tiến triển nặng, thậm chí có trường hợp tử vong. 

Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp phải hội chứng hậu Covid-19 với các dấu hiệu bất thường kéo dài về sức khỏe như mệt mỏi, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, mất tập trung, đau cơ… ảnh hưởng lớn đến khả năng học tập và vui chơi của trẻ, và có thể có những hậu quả lâu dài đối với quá trình phát triển của trẻ, cần tiếp tục theo dõi, điều trị. Trẻ mắc Covid-19 mức độ nhẹ trước đó có thể vẫn mắc hậu Covid-19 và hội chứng MIS-C mức độ nặng.

Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy vaccine phòng Covid-19 có hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc MIS-C ở nhóm đã tiêm vaccine, với tỷ lệ cứ 1 triệu trẻ mắc Covid-19 chỉ có 3 trẻ mắc MIS-C; thấp hơn 15 lần so với nhóm chưa tiêm vaccine Covid-19. Hiệu quả bảo vệ của vaccine để ngăn ngừa hội chứng MIS-C ở trẻ em nhiễm Covid-19 lên tới trên 90%. Tuy nhiên, Cả nước có hơn 5,4 triệu trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi (48,1%) được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng Covid-19 và hơn 1,4 triệu trẻ đã hoàn thành 2 mũi tiêm an toàn. Tỷ lệ này còn thấp so với mục tiêu đặt ra. 

(Nguồn: Nhân Dân)

6. Phát hiện mới giúp điều trị tổn thương não ở trẻ sơ sinh

Kết quả nghiên cứu mới được đánh giá là đặt nền móng cho việc phát triển một phương pháp điều trị hiệu quả có khả năng giảm nguy cơ tử vong và biến chứng dị tật ở trẻ sơ sinh.

Trong thông báo ngày 29/6, nhà khoa học Suzanne Miller tại Viện nghiên cứu Y khoa Hudson cho biết melatonin - một loại hormone do tuyến tùng của não sản xuất ra - có thể ngăn chặn chứng thiếu oxy não ở trẻ sơ sinh. Bà Miller giải thích melatonin có đặc tính chống oxy hóa mạnh, có thể chống lại các gốc tự do gây hại và giúp tăng cường đáng kể khả năng bảo vệ não của trẻ sơ sinh.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích tất cả các nghiên cứu tiền lâm sàng trong phòng thí nghiệm hiện có và phát hiện rằng tế bào gốc thần kinh (NSC) có thể giảm thiểu chấn thương não và cải thiện chức năng vận động sau khi xảy ra chấn thương.

(Nguồn: Việt Nam Plus)

7. Thiết bị an toàn trên ô tô cho trẻ em - quan trọng nhưng thường bị bỏ qua

Tại Việt Nam, không khó để bắt gặp hình ảnh trẻ ngồi ghế trước một mình hoặc được người lớn bồng bế/đặt ngồi trong lòng trên ô tô thay vì sử dụng các thiết bị an toàn (TBAT) cho trẻ em trên ô tô đúng quy cách.

Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên hàng đầu gây ra tử vong ở nhóm trẻ từ 5-9 tuổi tại Việt Nam. Trong đó, số lượng trẻ tử vong do tai nạn ô tô ngày càng tăng qua các năm. Ô tô cá nhân hiện nay đều trang bị công nghệ và tiện ích nhằm bảo vệ an toàn và giúp người sử dụng có cảm giác thoải mái nhất. Tuy nhiên, những trang bị này chỉ dành cho người lớn và chưa phù hợp với trẻ em. 

3 nguyên tắc đảm bảo an toàn cho trẻ em khi đi ô tô: Vị trí an toàn cho trẻ - Ghế sau thay vì ghế trước; Sử dụng các TBAT trên ô tô cho trẻ em; Lựa chọn TBAT đạt chuẩn và lắp đặt đúng cách.

(Nguồn: Việt Nam Net)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng