Bản tin mẹ và bé ngày 28/1/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 28/1/2022: Xu hướng hành hạ con riêng của vợ/chồng; Không khí lạnh tràn về, miền Bắc chuyển mưa rét; Bố mẹ có nên giữ tiền lì xì của con không?Một vài địa điểm vui chơi ở Hà Nội mở xuyên Tết, bố mẹ tha hồ đưa con đi du Xuân thôi; Bé 2 tuổi ngã vào chậy nước đậu nóng bỏng 80% diện tích cơ thể...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 28/1/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Xu hướng hành hạ con riêng của vợ/chồng

2. Không khí lạnh tràn về, miền Bắc chuyển mưa rét

3. 259 trẻ sơ sinh ra đời an toàn giữa đại dịch tại Trung tâm HOPE

4. Học sinh Bến Tre sẽ đến trường học trực tiếp sau Tết Nguyên đán

5. Cân nhắc lợi hại, Thuỵ Điển không khuyến cáo tiêm vaccine cho trẻ em 5-11 tuổi

6. Nhiều sản phụ không muốn sinh con năm Nhâm Dần

7. Bố mẹ có nên giữ tiền lì xì của con không?

8. Một vài địa điểm vui chơi ở Hà Nội mở xuyên Tết, bố mẹ tha hồ đưa con đi du Xuân thôi!

9. Bé 2 tuổi ngã vào chậy nước đậu nóng bỏng 80% diện tích cơ thể

10. Những điều tối kỵ khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

1. Xu hướng hành hạ con riêng của vợ/chồng

Những năm 1980, họ nghiên cứu các trường hợp tử vong của 700 trẻ em Canada và phát hiện, yếu tố nguy cơ gia tăng ở những đứa trẻ được cha hoặc mẹ kế nuôi dưỡng.

Nghiên cứu năm 2013 của Thư viện Khoa học Công cộng đã xem xét các trường hợp cha mẹ giết con ở Anh trong 10 năm và phát hiện, gần 1/5 trẻ em bị cha dượng sát hại, cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ dự kiến.

Giáo sư Kevin Browne, Giám đốc Trung tâm Pháp y và Tâm lý Gia đình tại Đại học Nottingham (Anh), nói rằng, các cuộc phỏng vấn trong tù với hơn 100 kẻ ấu dâm cho thấy 1/5 trong số này tiếp cận trẻ em bằng cách giành được sự tin tưởng của cả gia đình trước và gần một nửa đã lạm dụng đứa trẻ trong nhà khi người mẹ ra ngoài. Điều đáng kinh ngạc là khi hành vi lạm dụng trẻ em được đưa ra ánh sáng, khoảng 1/4 các bà mẹ vẫn tiếp tục ủng hộ bạn đời và đổ lỗi cho đứa trẻ. 

(https://phunuvietnam.vn/)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Không khí lạnh tràn về, miền Bắc chuyển mưa rét

Từ đêm hôm nay (28/1), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi Bắc Bộ. Ngày 29/1 sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở Trung Trung Bộ. Từ đêm 29/1, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến 10-13 độ, vùng núi 7-10 độ, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ và có khả năng xảy ra băng giá, mưa tuyết; Bắc Trung Bộ phổ biến 11-14 độ.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hội tụ gió trên cao, nên từ đêm 28/1, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa dông, riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa từ 30-60mm/24 giờ, có nơi trên 60mm/24 giờ; từ ngày mai 29/1 khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế có mưa, mưa rào và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1.

(https://baovephapluat.vn/)

3. 259 trẻ sơ sinh ra đời an toàn giữa đại dịch tại Trung tâm HOPE

Ngày 27/1, Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) cho biết, Trung tâm HOPE đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ TP tặng Bằng khen và UBND TP trao giải Giải thưởng sáng tạo năm 2021.

Từ ngày 25/8/2021 đến ngày 1/11/2021, với vai trò là 1 trung tâm nuôi dưỡng trẻ sơ sinh tạm thời, HOPE đã tiếp nhận và chăm sóc 259 bé thay cho gia đình. Những tình nguyện viên, mà nhiều người chưa từng có gia đình, bằng trái tim nhân hậu và lòng dũng cảm, đã vượt nên nỗi sợ hãi dịch bệnh. Họ trở thành người mẹ thứ hai, đút từng muỗng sữa, dỗ từng giấc ngủ cho các bé.

Cho tới khi chấm dứt vai trò của mình, trong 10 tuần, HOPE đã chăm sóc cho 259 bé con sản phụ nhiễm, an toàn, chu đáo. Trong số đó, 255 bé đã lần lượt trở về trong vòng tay của mẹ và người thân. Còn 4 bé, được gửi vào các Trung tâm bảo trợ vì gia đình không còn người chăm sóc.

(https://vietnamnet.vn/)

4. Học sinh Bến Tre sẽ đến trường học trực tiếp sau Tết Nguyên đán

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre vừa có công văn chấp thuận chủ trương tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục từ tháng 2/2022, năm học 2021-2022, theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Cụ thể, học sinh cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên bắt đầu học trực tiếp từ ngày 7/2/2022. Học sinh Tiểu học bắt đầu học trực tiếp từ 14/2/2022. Trẻ Mầm non bắt đầu học trực tiếp từ ngày 14/2/2022 trên tinh thần đáp ứng nhu cầu và sự tự nguyện gửi trẻ của phụ huynh.

(https://www.vietnamplus.vn/)

5. Cân nhắc lợi hại, Thuỵ Điển không khuyến cáo tiêm vaccine cho trẻ em 5-11 tuổi

Hãng tin Reuters dẫn thông báo từ Bộ Y tế Thụy Điển hôm 27-1 cho biết quốc gia này đã quyết định không khuyến cáo việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi vì lợi ích đem lại không nhiều hơn rủi ro.

Bà cho biết thêm rằng những trẻ em trong nhóm nguy cơ phơi nhiễm cao vẫn có thể được tiêm vaccine ngừa COVID-19.

(https://plo.vn/)

6. Nhiều sản phụ không muốn sinh con năm Nhâm Dần

Từ quan niệm dân gian con gái tuổi Dần có số mệnh khắc khổ nên nhiều sản phụ đã xin bệnh viện được sinh sớm trước khi năm Nhâm Dần tới.

Tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo việc sinh con non tuần có thể khiến trẻ bị suy hô hấp, gặp nhiều biến chứng, phải can thiệp y khoa bởi phương pháp này chỉ thực hiện khi thai kỳ có bất trắc, đe dọa tính mạng mẹ và con như sản phụ gặp vấn đề nước ối, thai nhi bị suy tim, chậm phát triển… Bên cạnh đó, sinh mổ cũng có tỷ lệ biến chứng như mọi phẫu thuật khác như nhiễm trùng vết mổ, nguy cơ nhau bám vết mổ… trong lần mang thai tiếp theo.

Trước thực trạng này, nhà báo Trương Anh Ngọc đã lên tiếng: Con khổ hay không chẳng phải tại mệnh, tại số, tại cầm tinh con gì như mọi người vẫn suy nghĩ, mà có thể tại chính bạn, khi bạn ép con phải ra sớm và do đó có thể ảnh hưởng đến chính sức khoẻ của bé và của các bà mẹ. Con khổ hay không là ở mình nuôi có đúng phương pháp không, mình giáo dục con nên người, là ở chặng đường con lớn lên có vấp ngã và đứng dậy được không, là ở những kỹ năng sống mình truyền lại cho con, là ở bản thân mình đồng hành với con trong vui buồn sướng khổ, và kể cả nếu như con sau này không sống cùng với mình đi nữa, thì sợi dây tình cảm gia đình chẳng bao giờ mất đi.

(https://afamily.vn/)

7. Bố mẹ có nên giữ tiền lì xì của con không?

Theo bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn, Ủy Viên Cấp Cao của Hiệp Hội Dinh Dưỡng và Y Học Lối Sống Vương Quốc Anh (BANT), việc giữ tiền lì xì của trẻ có thể phân chia theo độ tuổi. 

Trẻ dưới 7 tuổi: bạn có thể giúp trẻ giữ tiền lì xì, nhưng cho trẻ biết tiền này được giữ ở đâu (ví dụ như ống heo) và 2 mẹ con sẽ dùng để làm gì, nên dùng trong thời gian ngắn như mua cái gì đó cho trẻ sau đó vài ngày. Điều này sẽ giúp trẻ nhận ra giá trị của tiền và hiểu về ý nghĩa sử dụng của tiền. 

Trẻ trên 7 tuổi: Đây sẽ là một cơ hội tốt để dạy trẻ về cách quản lý tiền bạc theo phương pháp 4 chiếc lọ: Lọ tiêu tiền, lọ để dành, lọ cho người nghèo và lọ đầu tư.

Khi bạn cho trẻ tự chọn sử dụng nó thì bạn đừng can thiệp trẻ dùng nó làm gì. Bạn chỉ gợi ý cho trẻ những nguồn đề cập ở trên, còn quyết định dùng nó thế nào là ở trẻ. Bài học trẻ học về sự lựa chọn sẽ có giá trị rất lớn.

(https://afamily.vn/)

8. Một vài địa điểm vui chơi ở Hà Nội mở xuyên Tết, bố mẹ tha hồ đưa con đi du Xuân thôi!

Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm): Một số hoạt động nổi bật tại đây như: chèo thuyền Kayak, tự do mua sắm tại TTTM Vincom Mega Mall - nơi quy tụ hàng trăm thương hiệu thời trang, giày dép, phụ kiện, bữa tối dã ngoại cùng tiệc nướng BBQ bên bờ biển.

Trang trại Dê Trắng (Ba Vì):Free vé vào cửa - Có xe bus đưa đón. Ngày hội gia đình với chủ đề du Xuân tại Detrang Farm sẽ cùng ba mẹ và bé tái hiện được những hình ảnh thuần khiết, trẻ thơ của các bé qua những hoạt động dân gian truyền thống, thổi hồn Tết Việt.

Nature key retreat(Sơn Tây): Đây là chuỗi lưu trú & trải nghiệm trong thiên nhiên. Tới đây, mọi người sẽ được tận hưởng trọn hương vị Tết xưa, sum vầy gói bánh chưng, hít hà mùi củi cháy và quây quần trông nồi bánh xuyên đêm, nhiều hoạt động thú vị cho cả người lớn và trẻ em. 

Vườn trải nghiệm sáng tạo ONG VÀNG: Nơi đây mở cửa từ mùng 2 Tết tại thôn Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Lịch trình tour ''Bố ơi, mình đi du xuân nhé?'' với tour an lành bổ sung vitamin thiên nhiên để con vừa trải nghiệm, vừa lớn khôn.

(https://afamily.vn/)

9. Bé 2 tuổi ngã vào chậy nước đậu nóng bỏng 80% diện tích cơ thể

Ngày 27/1, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận, cấp cứu trường hợp bé gái 2 tuổi bị bỏng nặng do ngã vào chậu nước đậu nóng.

Bệnh nhi nữ, 23 tháng tuổi, trú tại thành phố Cao Bằng. Người nhà cho biết, do không để ý trẻ chơi gần và bị ngã vào chậu nước đậu còn đang nóng, gây bỏng nhiều chỗ trên cơ thể. Bệnh nhi được chẩn đoán bỏng độ II ở các vị trí: đầu, ngực, bụng, lưng, 2 bên cánh tay và đùi (diện tích bỏng khoảng 80% cơ thể).

Điều đáng tiếc, trước khi trẻ được đưa đến viện người nhà đã tự sơ cứu cho bé bằng cách để vùng bỏng dưới vòi nước, bôi tro bếp vào vết bỏng theo kinh nghiệm dân gian. Cách sơ cứu bỏng sai cách đã khiến cho tình trạng nạn nhân thêm trầm trọng, bác sĩ gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình làm sạch vết thương.

(https://infonet.vietnamnet.vn/)

10. Những điều tối kỵ khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết hiện tại có 4 type virus Dengue gây bệnh, nên trẻ vẫn có thể bị sốt xuất huyết trở lại khi nhiễm type virus khác lần đầu.

Khi con bị sốt, cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Cần theo dõi sát thân nhiệt của trẻ, báo cho nhân viên y tế bất kỳ khi nào nếu nhận thấy trẻ sốt quá cao.

Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như: Cháo, bột, sữa. Không cho trẻ dùng các loại thức ăn, nước uống có màu nâu/đỏ (coca, pepsi, dưa hấu, socola...) vì khó phân biệt khi trẻ có nôn ra máu.

Khuyến khích trẻ uống nhiều nước: Nước đun sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh..) oresol, hydrit, hoặc nước cháo loãng...

Mặc quần áo phù hợp: Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ: Thay quần áo và tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng tắm kín gió khi trẻ không sốt.

Các ngày nguy hiểm của sốt xuất huyết là ngày thứ 3 - 4 - 5 của bệnh. Giai đoạn này trẻ thường hết sốt, nhưng mệt hơn, ói, đau bụng hoặc có xuất huyết kín đáo. Đôi khi người nhà thấy trẻ hết sốt nên không đi khám bệnh, dẫn đến tình trạng nhập viện trễ, bệnh nặng.

(https://www.nguoiduatin.vn/)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng