Bản tin mẹ và bé ngày 27/3/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 27/3/2022: Bàn tính Soroban có giống máy tính không? Bộ Y tế đề xuất nhận viện trợ 13,7 triệu liều vắc xin Covid-19 cho trẻ em 5-11 tuổi; Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện con là người đồng tính?; Cậu bé 4 tháng tuổi làm con nuôi bệnh viện vì mang chiếc đầu 'bự'; Số thai phụ có nguy cơ mắc Omicron cao gấp 8 lần biến thể khác; Dạy con thời buổi công nghệ 4.0...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 27/3/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Bộ Y tế đề xuất nhận viện trợ 13,7 triệu liều vắc xin Covid-19 cho trẻ em 5-11 tuổi

2. Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện con là người đồng tính?

3. Cậu bé 4 tháng tuổi làm con nuôi bệnh viện vì mang chiếc đầu 'bự'

4. Người phụ nữ nhặt rác nuôi bé gái bị bỏ rơi được tặng biệt thự lớn

5. Tuyên Quang: Bé gái hơn 1 tháng tuổi bị bỏ rơi trước cửa nhà dân

6. Số thai phụ có nguy cơ mắc Omicron cao gấp 8 lần biến thể khác

7. Dạy con thời buổi công nghệ 4.0

8. Bàn tính Soroban có giống máy tính không?

1. Bộ Y tế đề xuất nhận viện trợ 13,7 triệu liều vắc xin Covid-19 cho trẻ em 5-11 tuổi

Australia có thể viện trợ khoảng 13,7 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em Việt Nam. Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho tiếp nhận toàn bộ số vắc xin này để triển khai tiêm từ đầu tháng 4/2022.

Số vắc xin này sẽ chia làm hai đợt. Đợt một có 0,7 triệu liều vắc xin Pfizer và 9 triệu liều vắc xin Moderna, trong đó các lô vắc xin Pfizer tăng hạn dùng tới 31/7, các lô vắc xin Moderna tăng hạn tới tháng 6 và tháng 7. Lượng vắc xin sẵn có tại Australia và có thể vận chuyển về Việt Nam vào đầu tháng 4. Đợt hai có 4 triệu liều vắc xin Pfizer, hạn sử dụng 4-6 tháng, sẽ được chính phủ Australia viện trợ thông qua UNICEF, dự kiến cung cấp trong tháng 4.

(Nguồn: Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện con là người đồng tính?

Nhiều phụ huynh đã đưa con tới bệnh viện gặp bác sĩ sau khi phát hiện con là người đồng tính, thích bạn cùng giới hoặc thấy con trai nói năng nhỏ nhẹ, thích mặc quần áo nhiều màu sắc...

Tiến sĩ-bác sĩ Đỗ Minh Loan, Trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết sự hiểu biết của một số cha mẹ, trẻ vị thành niên về giới và sự đa dạng tính dục còn khá hạn chế. Thậm chí một số phụ huynh còn coi đây đồng tính là một bệnh, xấu hổ vì con bị như vậy.

Khi biết con là người đồng tính, cha mẹ nên bình tĩnh, đừng đổ lỗi cho con cũng như bản thân mình. Cha mẹ cần biết rằng đồng tính không phải là bệnh, chỉ là sự khác biệt về khuynh hướng tính dục. Chính sự không thấu hiểu và sẻ chia của gia đình và xã hội là một trong những nguyên nhân khiến người đồng tính dễ rơi vào trạng thái lo lắng, trầm cảm dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Người đồng tính vẫn phát triển thể chất và tinh thần bình thường, có tương lai và cuộc sống như bao người khác.

(Nguồn: Người Lao Động)

3. Cậu bé 4 tháng tuổi làm con nuôi bệnh viện vì mang chiếc đầu 'bự'

Tèo - là tên cậu bé mắc bệnh não úng thủy, bị bỏ lại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Em là con nuôi của khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Chiếc nôi đặt giữa phòng hành chính chỉ toàn giấy tờ, nhưng giúp các chị yên tâm quan sát cậu bé.

Bác sĩ Lê Quang Mỹ, khoa Ngoại thần kinh cho biết, Tèo nhập viện khi mới 1 ngày tuổi vì dị tật nứt đốt sống - dị tật rất nặng nề. Sau đó, lại xuất hiện tình trạng não úng thủy và phải mổ nội soi. 3 tuần sau, Tèo lại phải đặt ống dẫn lưu khi kết quả ca mổ không khả quan. Phẫu thuật xong thì bệnh viện không liên hệ được với cha mẹ của Tèo nữa. Chúng tôi gọi điện thoại nhiều lần, họ nói, gửi con lại cho bệnh viện vì gia đình quá khó khăn.

Khác với hình dung về những trẻ mắc não úng thủy nặng, Tèo lanh lợi, hay cười đùa. Tèo như một tia sáng bé nhỏ xuất hiện trong căn phòng vốn bộn bề và căng thẳng công việc.

(Nguồn: Vietnamnet)

4. Người phụ nữ nhặt rác nuôi bé gái bị bỏ rơi được tặng biệt thự lớn

Một buổi sáng năm 1992, tại ngôi làng nhỏ ở Nhạc Tây, An Khánh, An Huy (Trung Quốc), bà Hồ Hạnh Trân (lúc đó 49 tuổi) nghe tin bé gái chưa đầy 40 ngày tuổi bị bỏ rơi nên vội chạy đến xem. Trời hôm ấy lạnh cóng, ôm sinh mệnh bé nhỏ trong vòng tay, bà thực sự cảm thấy sợi dây tình cảm được kết nối. Vì vậy, Hồ Hạnh Trân quyết định mang bé gái về nhà nhận làm con nuôi bất chấp nhiều lời can ngăn của mọi người. 

Cuộc sống mặc dù vất vả, khổ cực với nhiều biến cố nhưng bé gái luôn ngoan ngoãn, chăm chỉ và học hành thành tài. Sau này khi cô kết hôn, đã đưa bà Trân lên ở cùng nhưng bà không quen nên cô quyết định xây 1 căn biệt thự theo mong ước của bà để bà ở. Vài tuần, cô lại đưa cả nhà về thăm mẹ.

Hiện Hồ Hạnh Trân đã 79 tuổi, cuộc sống hàng ngày của bà rất bình dị và ấm áp. Vương Đông Hồng rất bận rộn với việc kinh doanh, chăm sóc mẹ nhưng cô cũng tích cực làm thiện nguyện để trả ơn cho những điều mà cô đã nhận được trước đó.

(Nguồn: Vietnamnet)

5. Tuyên Quang: Bé gái hơn 1 tháng tuổi bị bỏ rơi trước cửa nhà dân

Sáng 27/3, ông Lê Hồng Việt, Chủ tịch UBND xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) xác nhận, người dân địa phương vừa phát hiện bé gái hơn 1 tháng tuổi bị bỏ rơi ở trước cửa nhà.

Cụ thể, khoảng 20h tối ngày 26/3, tại nhà của gia đình chị Tạ Thị Th. (thôn Sơn Hạ, xã Xuân Vân) phát hiện một bé gái bỏ trước cửa. Người bỏ lại cháu bé nặng 3,3kg cùng một mảnh giấy ghi ngày sinh của cháu là 17/2.

(Nguồn: Giáo Dục Thời Đại)

6. Số thai phụ có nguy cơ mắc Omicron cao gấp 8 lần biến thể khác

Một nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho thấy phụ nữ mang thai trong thời gian bùng phát biến thể Omicron có nguy cơ dương tính với virus SARS-CoV-2 cao gấp 8 lần so với các biến thể khác. Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển biến nặng thấp hơn.

Các bác sĩ tại Texas (Mỹ) đã nghiên cứu 2.641 phụ nữ mắc COVID-19 trong thai kỳ từ tháng 5/2020 đến tháng 1/2022. 

(Nguồn: Báo Tin Tức)

7. Dạy con thời buổi công nghệ 4.0

Hiện nay, trong điều kiện đầy đủ về vật chất, mỗi đứa trẻ được hấp thu dưỡng chất từ nguồn thức ăn, cho đến môi trường giáo dục, công nghệ. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc sớm với công nghệ như tivi, điện thoại thông minh quá nhiều khiến trẻ có thể tự thu mình lại, không có nhu cầu trò chuyện với người xung quanh, không chịu vận động. Từ đó dẫn đến các hệ lụy như chứng tự kỷ, chậm nói, béo phì hoặc tiêm nhiễm hành vi bạo lực…

Đồng hành trên hành trình trưởng thành của con: Cha mẹ có thể đồng hành cùng con trong các buổi học tại nhà, dành thời gian dạy các môn học với con, tìm hiểu về kiến thức, xu hướng mới để hiểu hơn về sở thích của con, kiểm duyệt các chương trình con hay xem để đảm bảo chúng có nội dung phù hợp với độ tuổi. Ngoài ra, bậc cha mẹ cũng nên thường xuyên trò chuyện về các vấn đề mà con đang gặp phải, lắng nghe, chia sẻ và đặt mình vào vị trí của con để hiểu quan điểm của con. Hãy tạo cho trẻ thói quen chủ động trò chuyện, chia sẻ khúc mắc con đang gặp phải, từ những vấn đề hết sức bình thường đến những câu chuyện thầm kín. 

Thời gian phải dành cho con phải đủ lớn: Bậc cha mẹ nên hiểu rằng con trẻ không chỉ cần được chăm sóc về vật chất, ăn món gì, học trường nào… mà còn cần cha mẹ đồng hành trong mỗi bước đi trên hành trình trưởng thành. Để cùng con lớn khôn, cha mẹ cần lựa chọn, đánh đổi để dành cho con khoảng thời gian chất lượng hơn.

(Nguồn: Báo Pháp Luật)

8. Bàn tính Soroban có giống máy tính không?

Bàn tính Soroban nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại "siêu huyền diệu", nó chính là một công cụ đo lường tuyệt vời của người xưa, và nó cũng giống như một chiếc máy tính siêu chính xác của thời hiện đại. Bàn tính Soroban là công cụ không thể thiếu trong Toán Soroban, đặc biệt là thời gian đầu tiên, những bài học đầu tiên...

(Nguồn: Btshop)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng