Bản tin mẹ và bé ngày 27/12/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 27/12/2022: Trẻ lớn lên không lo ỷ nại nếu cha mẹ “kiểm soát” gắt gao ở 4 khía cạnh này; Biến chứng nguy hiểm khi tự ý điều trị hội chứng thận hư ở trẻ em; Xác định vụ nổ khiến 2 cháu bé tử vong là do làm pháo; Bé trai dùng đũa cả đâm xuyên hộp sọ bạn cùng lớp...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 27/12/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Trẻ lớn lên không lo ỷ nại nếu cha mẹ “kiểm soát” gắt gao ở 4 khía cạnh này

2. Biến chứng nguy hiểm khi tự ý điều trị hội chứng thận hư ở trẻ em

3. Xác định vụ nổ khiến 2 cháu bé tử vong là do làm pháo

4. Kỳ diệu bé trai 10 tuổi ở Quảng Bình... "hồi sinh"!

5. Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ rét đậm, rét hại

6. Bé trai dùng đũa cả đâm xuyên hộp sọ bạn cùng lớp

7. Hơn 43% học sinh TP.HCM thừa cân béo phì

1. Trẻ lớn lên không lo ỷ nại nếu cha mẹ “kiểm soát” gắt gao ở 4 khía cạnh này

Đừng bao biện cho sai lầm của con: Đây là điểm mấu chốt trong sự phát triển tính cách của bé. Cha mẹ cũng nên làm gương và nói thật với con cái, để trẻ học được sự thật rằng sau khi lựa chọn, chúng phải gánh chịu hậu quả.

Đừng thường xuyên mất bình tĩnh: Khi trẻ mất bình tĩnh, trước hết cha mẹ phải kiềm chế, nhiều trẻ nín khóc khi thấy cha mẹ phớt lờ. Sau khi trẻ chấm dứt hành vi, lúc này cha mẹ nên nói cho trẻ biết điều gì là sai, đồng thời lắng nghe con và thấu hiểu cho cảm xúc của con.

Đừng mềm lòng khi trẻ "dọa" bằng tiếng khóc: Cha mẹ nên nói với trẻ rằng khóc cũng vô ích, tuyệt đối không nên mềm lòng. Hãy thử tỏ thái độ phớt lờ hành động của bé. Cha mẹ hãy ở gần bé, nhìn bé với nét mặt thản nhiên, tươi cười và nói là con khóc xong thì mình sẽ chơi tiếp. Làm như vậy rất hữu ích trong việc giúp trẻ nâng cao khả năng rèn luyện trí tuệ cảm xúc.

Đừng xem thường việc quản lý thời gian của trẻ: Trẻ mẫu giáo có thể học quản lý thông qua yêu cầu hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ trong thời gian ngắn như mặc quần áo, dọn dẹp đồ chơi. Trẻ tiểu học có thể bắt đầu bằng cách đặt giờ làm xong bài tập về nhà hoặc công việc nhà.

(Nguòn: Phụ Nữ Viẹt Nam)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Biến chứng nguy hiểm khi tự ý điều trị hội chứng thận hư ở trẻ em

Hội chứng thận hư là tình trạng một lượng lớn albumin bị mất qua nước tiểu làm giảm albumin trong máu và gây phù. Nếu được điều trị đúng cách và kịp thời, 80% trẻ bị mắc thận hư có thể hoàn toàn hồi phục. Phác đồ điều trị bệnh thận hư cần được tuân thủ từ 3-6 tháng mới đem lại hiệu quả.

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa cấp cứu hai trường hợp bệnh nhi đến từ Hà Nội và Thanh Hóa do biến chứng của hội chứng thận hư. Bệnh nhi thứ nhất 6 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng phù nề ở vùng chân và mặt, có nguy cơ quá tải dịch. Bệnh nhi thứ hai 15 tuổi, ở Thanh Hóa được chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch do suy hô hấp, suy thận mạn do tự ý điều trị thuốc nam, thuốc bắc.

Hai bệnh nhi đã được được chuyển đến điều trị tại Khoa Thận và Lọc máu. Tại đây các bác sĩ đã tiến hành điều trị theo phác đồ của hội chứng thận hư. Bệnh nhi từ Thanh Hóa được chạy thận cấp ngay trong đêm để đảm bảo tính mạng cho trẻ.

(Nguồn: Sức Khoẻ Đời Sống)

3. Xác định vụ nổ khiến 2 cháu bé tử vong là do làm pháo

Khoảng 14h50 ngày 25/12, cháu B.G.T. (11 tuổi) cùng 5 cháu nhỏ khác gồm: N.Đ.B., V.V.T. (cùng 12 tuổi), N.Đ.B.A. (9 tuổi), P.Đ.B.S. (11 tuổi, cùng trú tại thôn Quỳnh Tân 3) và N.M.T. (12 tuổi, trú tại thôn Quỳnh Tân 2, thị trấn Buôn Trấp) rủ nhau đến nhà bà V.T.H.H. (tại thôn Quỳnh Tân 3) để làm pháo. 

Đến nơi, do nhà bà H. không khóa cổng, chỉ khóa cửa nhà nên các cháu nói trên vào trong sân để làm pháo nổ. Trong lúc các cháu đang trộn thuốc để làm pháo thì có một ít thuốc đổ ra ngoài.
Lúc này, một cháu đi ra ngoài. Thấy thuốc nổ đổ ra ngoài, có một cháu dùng bật lửa đốt cháy phần thuốc bị đổ này, làm bốc cháy lan đến khu vực trộn thuốc, gây ra tiếng nổ lớn. 
Hậu quả, vụ nổ làm cháu B.G.T. và N.Đ.B. tử vong. Bên cạnh đó, hai cháu N.M.T. và N.Đ.B.A. bị thương tích. 

(Nguồn: Việt Nam Net)

4. Kỳ diệu bé trai 10 tuổi ở Quảng Bình... "hồi sinh"!

Bệnh nhân Phạm H. V., (SN 2012; ngụ tại tỉnh Quảng Bình) bị viêm phổi cấp dẫn tới suy đa phủ tạng, nguy kịch được đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế cứu sống kỳ diệu. 

Trước đó, cháu V. được bệnh viện tuyến dưới chuyển tới trong tình trạng rất nặng, suy hô hấp cấp, thở oxy dòng cao (HFNC) không hiệu quả, tiến hành thở máy xâm lấn bảo vệ phổi. Bệnh diễn tiến nguy kịch, nồng độ oxy máu không cải thiện sau 12 giờ thông khí nằm sấp.

(Nguồn: NLD)

5. Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ rét đậm, rét hại

Một đợt không khí lạnh cường độ mạnh sắp đổ về miền Bắc khiến nền nhiệt giảm sâu. Từ đêm 27/12 đến ngày 29/12, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa.

Khoảng gần sáng và ngày 28/12, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc và Trung Trung Bộ. Gió trong đất liền chuyển hướng Đông Bắc mạnh dần lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5, giật cấp 6-7.

(Nguồn: Việt Nam Net)

6. Bé trai dùng đũa cả đâm xuyên hộp sọ bạn cùng lớp

Những hình ảnh gây sốc về vụ việc được truyền thông địa phương ở Mansoura, Ai Cập đăng tải, cho thấy cậu bé Muhammad Antar Muhammad, 12 tuổi, nạn nhân vụ xô xát đang phải chịu đựng một cây dũa bản lớn cắm sâu 5 cm vào phần đầu. 

Do vết thương khá nghiêm trọng nên Muhammad sau đó phải trải qua cuộc phẫu thuật kéo dài tới 5 giờ đồng hồ  để gắp vật thể ra ngoài. Theo các bác sĩ, ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi, nạn nhân đang được tiếp tục điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt. Vụ việc đang được cảnh sát địa phương tích cực tiến hành điều tra, tuy nhiên không tiết lộ lý do dẫn tới cuộc xô xát.

(Nguồn: Kiến Thức)

7. Hơn 43% học sinh TP.HCM thừa cân béo phì

Sau 10 năm, tỷ lệ học sinh béo phì, thừa cân tại TP.HCM tăng gấp đôi. Trong đó, tỷ lệ cao nhất ở nhóm học sinh tiểu học, học sinh nam béo phì nhiều hơn nữ. Nghiên cứu này được thực hiện tại 33 trường học (10 trường tiểu học, 12 trường trung học cơ sở, 11 trường trung học phổ thông), với hơn 12.000 học sinh cân bằng về độ tuổi, giới tính cũng như khu vực sinh sống. Nghiên cứu này cũng cho thấy học sinh tiểu học thừa cân béo phì nhiều hơn, học sinh nam béo phì nhiều hơn học sinh nữ và tỷ lệ này ở nội thành nhiều hơn ngoại thành. 

(Nguồn: Việt Nam Net)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng