Bản tin mẹ và bé ngày 26/7/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 26/7/2022: Nghiên cứu mới chỉ ra nguyên nhân gây viêm gan bí ẩn ở trẻ em; Nga: Robot chơi cờ vua bẻ gãy ngón tay của đối thủ 7 tuổi; Kẻ dội nước sôi 3 mẹ con có thể bị xử lý thế nào?; Bé gái bị rắn cắn chết khi chơi trốn tìm, người lớn lùng tìm được 40 con rắn độc; Nguy cơ mắc đậu mùa khỉ ở trẻ em...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 26/7/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Nghiên cứu mới chỉ ra nguyên nhân gây viêm gan bí ẩn ở trẻ em

2. Lập danh sách học sinh từ 5 đến dưới 18 tuổi để tiêm vắc-xin Covid-19

3. Gần 500 VĐV "nhí" tham dự Giải bơi cứu đuối thanh thiếu nhi toàn quốc "Đường đua xanh" năm 2022

4. Nga: Robot chơi cờ vua bẻ gãy ngón tay của đối thủ 7 tuổi

5. Giả làm y tá để bắt cóc trẻ sơ sinh tại Mỹ

6. Kẻ dội nước sôi 3 mẹ con có thể bị xử lý thế nào?

7. Bé gái bị rắn cắn chết khi chơi trốn tìm, người lớn lùng tìm được 40 con rắn độc

8. Nguy cơ mắc đậu mùa khỉ ở trẻ em

1. Nghiên cứu mới chỉ ra nguyên nhân gây viêm gan bí ẩn ở trẻ em

Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cho thấy đợt bùng phát các trường hợp viêm gan ở trẻ em có thể do nhiễm đồng thời 2 virus AAV2 (adeno-associated virus 2) và adenovirus hoặc với virus HHV6 có thể là nguyên nhân dẫn tới các ca viêm gan nghiêm trọng ở trẻ.

Hai nghiên cứu cũng loại trừ khả năng đang nhiễm hoặc từng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ khi không phát hiện loại virus này trong gan các bệnh nhân. Hai nghiên cứu vẫn còn cần được các chuyên gia trong ngành đánh giá trước khi đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành.

(Nguồn: Báo Giao Thông)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Lập danh sách học sinh từ 5 đến dưới 18 tuổi để tiêm vắc-xin Covid-19

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT rà soát, lập danh sách học sinh từ 5 đến dưới 18 tuổi chưa tiêm chủng vắc-xin Covid-19 hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ để tổ chức tiêm cho đối tượng này, đảm bảo hoàn thành trong tháng 8.

(Nguồn: NLD)

3. Gần 500 VĐV "nhí" tham dự Giải bơi cứu đuối thanh thiếu nhi toàn quốc "Đường đua xanh" năm 2022

Sáng ngày 26/7, tại Hải Phòng đã diễn ra Lễ khai mạc Giải bơi cứu đuối thanh thiếu nhi toàn quốc "Đường đua xanh" năm 2022. Giải có sự tham dự của 25 đoàn với gần 500 VĐV, huấn luyện viên của 12 tỉnh, thành, ngành trong cả nước.

Mục tiêu của Giải bơi cứu đuối thanh thiếu nhi toàn quốc là phát triển phong trào tập luyện bơi, lặn, các kỹ năng an toàn, kỹ năng phòng chống đuối nước cho thanh thiếu nhi và cộng đồng; Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội trong công tác phòng, chống đuối nước trẻ em.

(Nguồn: Tổ Quốc)

4. Nga: Robot chơi cờ vua bẻ gãy ngón tay của đối thủ 7 tuổi

Truyền thông Nga ngày 25/7 đưa tin một robot chơi cờ vua đã làm gãy ngón tay của đối thủ là một trẻ em 7 tuổi trong giải cờ vua "Moskva mở rộng" diễn ra vào tuần trước. 

Một video được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội ở Nga cho thấy robot đã nắm lấy một trong những quân cờ của cậu bé này, sau đó nắm lấy và bẻ ngón tay của cậu bé khi đối thủ này đang cố gắng di chuyển quân cờ. Chứng kiến hành động nguy hiểm này của robot, 4 người lớn đã lao vào, cố gắng giải thoát cho cậu bé trước khi đưa cậu ra khỏi bàn cờ.

Đây là sự cố hiếm thấy vì hiệp hội cờ vua đã nhiều lần thuê robot chơi cờ tại những sự kiện như vậy mà không xảy ra sự cố. Cậu bé trên đã thi đấu trở lại ngay ngày hôm sau và đã kết thúc giải đấu với ngón tay được bó bột.

(Nguồn: Việt Nam Plus)

5. Giả làm y tá để bắt cóc trẻ sơ sinh tại Mỹ

Hôm 14/7, nhà chức trách tại thành phố Moreno Valley (California, Mỹ) nhận được cảnh báo rằng một người phụ nữ đóng giả làm y tá mới nhận việc để trà trộn vào bệnh viện thuộc hệ thống Trung tâm Y tế Đại học Riverside.

Nghi phạm được xác định là Jesenea Miron (23 tuổi), dưới vẻ ngoài là y tá, đã đi vào phòng của một thai phụ mới sinh. Sau khi cố đưa em bé đi nhưng bất thành, Miron rời bệnh viện. Ngày hôm sau, Miron bị bắt giữ tại nhà riêng và hiện tạm giam tại trại Larry D. Smith (Banning, bang California)

(Nguồn: Zing News)

6. Kẻ dội nước sôi 3 mẹ con có thể bị xử lý thế nào?

Khoảng 20h ngày 20/6/2022, chị Hà Thị Quyên, SN 1994, trú tại xóm Quét, xã Đông Cứu, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ do nghi ngờ chị Hà Thị T, 26 tuổi, ở cùng xóm, có quan hệ bất chính với chồng Quyên là Trần Văn T, 25 tuổi, nên đã đun nước sôi, chắt vào 1 ca nhựa.

Sau đó Quyên cầm xuống nhà chị T rồi hất vào người chị T khi đó đang ngồi trên giường cùng cháu Hà Thị D, SN 2015, Hà Văn Th, SN 2017 và cháu Hà Thị L, SN 2022, đều là con đẻ của chị T. Hậu quả của sự việc, làm chị T, cháu D và cháu L bị thương phải đi điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn. Kết quả giám định thương tích chị T bị tổn hại 15%, cháu D bị tổn hại 15% và cháu L bị tổn hại 6% sức khỏe.

Theo Điều 134 BLHS năm 2015 quy định, người nào "cố ý gây thương tích" hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp như với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ, có tính chất côn đồ… sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

(Nguồn: Pháp Luật Xã Hội)

7. Bé gái bị rắn cắn chết khi chơi trốn tìm, người lớn lùng tìm được 40 con rắn độc

Theo báo chí Ấn Độ, vụ việc thương tâm xảy ra tại làng Bijuria, quận Katihar, bang Bihar. Bé gái 5 tuổi Tamanna đang chơi trốn tìm với bạn bè tại một ngôi nhà bỏ hoang thì không may bị rắn độc cắn. Mặc dù bé được đưa tới bệnh viện quận để cấp cứu ngay sau đó; nhưng vì trúng độc quá nặng, bé Tamanna đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện.

Sau khi bé gái mất, người cha đau xót thuê thợ lùng tìm con rắn sát nhân ở chỗ bé chơi trốn tìm, không ngờ phát hiện cả ổ rắn 40 con, hầu hết là rắn non, chỉ có một số con  rắn trưởng thành.

(Nguồn: VTC)

8. Nguy cơ mắc đậu mùa khỉ ở trẻ em

Trong số hơn 16.000 người mắc bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu, có một số trường hợp là trẻ nhỏ. Mới nhất, ngày 22/7, Mỹ đã ghi nhận 2 trẻ mắc bệnh. Nguyên nhân mắc bệnh đang được làm rõ. Tuy nhiên, CDC Mỹ nhận định có khả năng trẻ lây nhiễm từ gia đình.

Đậu mùa khỉ ở người lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Bệnh có thể lây truyền qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh. 

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM cho biết, dù ở trẻ nhỏ hay người lớn, triệu chứng mắc đậu mùa khỉ cũng tương tự nhau, đặc trưng là sốt và nổi bóng nước. "Trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ vô cùng hiếm, nên chưa cần lo quá xa". Người ta vẫn chưa xác định được nguồn lây, cách thức lây ở những ca này.

(Nguồn: Việt Nam Net)
 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng