Bản tin mẹ và bé ngày 25/3/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 25/3/2022: Nguyên lý khoa học ẩn sau đôi bàn tay trong Toán Soroban. Các triệu chứng hay gặp của hậu COVID-19 ở trẻ em là gì? Vệ sinh mũi đúng cách để không bị COVID ‘hỏi thăm’; Tiêm chủng ngừa COVID-19 không làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ; Đức tăng đầu tư giáo dục cho trẻ tị nạn; Cậu bé nín đau rút 30 ống máu làm xét nghiệm hiến tủy cứu mẹ; Trẻ từng là F0 nên tiêm vắc xin phòng COVID-19...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 25/3/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Các triệu chứng hay gặp của hậu COVID-19 ở trẻ em là gì?

2. Vệ sinh mũi đúng cách để không bị COVID ‘hỏi thăm’

3. Tiêm chủng ngừa COVID-19 không làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ

4. Đức tăng đầu tư giáo dục cho trẻ tị nạn

5. Cậu bé nín đau rút 30 ống máu làm xét nghiệm hiến tủy cứu mẹ

6. Trẻ từng là F0 nên tiêm vắc xin phòng COVID-19

7. Cách xử trí phát ban và ngứa ở trẻ khi mắc COVID-19

8. Nguyên lý khoa học ẩn sau đôi bàn tay trong Toán Soroban

1. Các triệu chứng hay gặp của hậu COVID-19 ở trẻ em là gì?

Theo PGS.TS Trần Minh Điển- Giám đốc Bệnh viện Nhi TW, hậu COVID-19 có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, ở trẻ em và trẻ vị thành niên thường biểu hiện các triệu chứng nhiều nhất trên cơ quan thần kinh như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, khứu giác,.. Trẻ cũng có thể có các biểu hiện rối loạn cảm xúc, kém tập trung, giảm trí nhớ, khó khăn trong học tập.

Các triệu chứng hô hấp hay gặp khác là ho kéo dài, đau họng, khó thở,… Ngoài ra trẻ có thể đau khớp, đau cơ, nặng ngực, hồi hộp đánh trống ngực.

Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) sau nhiễm SARS-CoV-2 tuy hiếm gặp nhưng là tình trạng nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh thường xảy ra sau mắc COVID- 19 khoảng từ 2 - 6 tuần với các biểu hiện thường gặp như: sốt cao liên tục, rối loạn tiêu hóa, phát ban ngoài da, môi lưỡi đỏ…

(https://suckhoedoisong.vn/)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Vệ sinh mũi đúng cách để không bị COVID ‘hỏi thăm’

Bạn có thể làm loãng nồng độ virus trong niêm mạc mũi bằng các cách như sau:

Các thuốc sát khuẩn có bán sẵn trên thị trường, và bạn sử dụng giống như hướng dẫn trên tờ hướng dẫn sử dụng được đăng kí, có thể sử dụng thuốc lâu dài nếu là các thuốc có thành phần là nam dược như san hô xanh, thượng nhĩ tử… 

Sử dụng nước muối 0,9% dưới dạng dịch truyền hoặc các lọ nhỏ tùy theo nhu cầu của bạn. Tất nhiên bạn cũng cần lưu ý các đối tượng không được sử dụng nước muối để xúc họng cũng như rửa mũi như những người có rối loạn hấp thu điện giải, các bệnh rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, bệnh thận…

Cách thức thực hiện vệ sinh mũi: Không nên dùng cả xilanh bơm thẳng vào mũi hoặc cho mũi vào bát nước muối pha và hít rồi xì mạnh sẽ gây tổn thương mũi đặc biệt là trẻ em. Bạn nên cho nước muối vào một lọ để nhỏ vài ba giọt vào từng mũi rồi khịt xuống họng và nhổ nhẹ nhàng ra ngoài (ở các lavabo trong nhà và xả sạch).

(https://suckhoedoisong.vn/)

3. Tiêm chủng ngừa COVID-19 không làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ

Một nghiên cứu mới do Viện Karrolinska (Thụy Điển) và Viện Y tế công Na Uy thực hiện công bố trên tạp chí JAMA ngày 24/3 cho biết tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19 trong thời kỳ mang thai không liên quan đến nguy cơ biến chứng thai kỳ cao hơn.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ tổng cộng 157.521 phụ nữ sinh con từ tháng 1/2021 đến tháng 1/2022, trong đó gần 20% đã tiêm ngừa COVID-19. Qua đó, các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự gia tăng nguy cơ sinh non, chậm phát triển, điểm Apgar thấp khi sinh hoặc nhu cầu chăm sóc sơ sinh ở những phụ nữ có tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong thai kỳ.

(https://baotintuc.vn/)

4. Đức tăng đầu tư giáo dục cho trẻ tị nạn

Các trường học tại Đức muốn bảo đảm tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ tị nạn Ukraine để chất lượng giáo dục của các em không thua thiệt so với bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, sau hai năm đại dịch, hệ thống giáo dục Đức đã chịu tác động tương đối nghiêm trọng. Do đó, khi trẻ em Ukraine sơ tán đến Đức, quốc gia này phải đối mặt với thách thức kép là “tiếp nhận giáo dục trẻ tị nạn trong khi có quá ít giáo viên, nhân viên trong trường học”.

Các chuyên gia khuyến nghị Bộ Giáo dục Đức rút ngắn các thủ tục nhập học cho trẻ tị nạn Ukraine để các em sớm được trở lại trường học. Bộ trưởng Giáo dục liên bang, Bettina Stark-Watzinger đề nghị thuê giáo viên Ukraine trong nhóm người tị nạn làm việc tại trường học và trung tâm giữ trẻ tại Đức. Thầy cô sẽ là cầu nối cho trẻ em Ukraine tại nước này. 

(https://giaoducthoidai.vn/)

5. Cậu bé nín đau rút 30 ống máu làm xét nghiệm hiến tủy cứu mẹ

Cậu bé 10 tuổi đôi mắt kiên định, mạnh mẽ, không hé nửa lời ca thán khi phải lấy 30 ống máu làm các xét nghiệm xem có thích hợp để hiến tủy xương cứu người mẹ bị bệnh nặng khiến dân mạng cảm phục. “Mẹ đã sinh ra cháu và cháu nợ mẹ điều đó. Cháu muốn mẹ được về nhà với mình để cả nhà được vui vẻ mỗi ngày”, Xuanyi nói.

Anh Cao Song (33 tuổi), bố Cao Xuanyi, cho biết cậu bé đã cùng ông nội đi hơn 400 km đến Tô Châu vào ngày 7/3 để làm xét nghiệm. Thật may mắn, sau quá trình kiểm tra và làm hàng loạt xét nghiệm, bé Xuanyi được xác định phù hợp để hiến tủy cho mẹ. 

(https://saostar.vn/)

6. Trẻ từng là F0 nên tiêm vắc xin phòng COVID-19

Thời gian qua số trẻ mắc COVID-19 tăng cao ở nhiều địa phương. Trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi và nghiên cứu tiêm cho trẻ 3-5 tuổi, nhiều phụ huynh băn khoăn trẻ từng là F0 có cần tiêm vắc xin nữa không.

PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, mắc COVID-19 chính là đưa virus tự nhiên vào cơ thể và cơ thể sẽ phản ứng để tạo ra các kháng thể để chống lại virus trong khoảng thời gian nhất định. khoảng thời gian lưu trữ được kháng thể chống lại virus dài nhất là 6-9 tháng. Do vậy, sau khi trẻ là F0 đã khỏi từ 3 tháng trở ra, phụ huynh có thể đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng COVID-19 để bổ sung nồng độ kháng thể trong cơ thể của các cháu. Trong giai đoạn hiện tại, hiệu quả của vắc xin phòng COVID được đánh giá là rất tốt trong việc giảm ca bệnh nặng và tử vong. 

(https://tienphong.vn/)

7. Cách xử trí phát ban và ngứa ở trẻ khi mắc COVID-19

Khi nhiễm virus SARS-CoV-2, cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch để loại bỏ virus xâm nhập. Quá trình này sẽ kích thích tế bào dưỡng bào, các tế bào bạch cầu phóng thích ra nhiều hóa chất trung gian gây hiện tượng viêm và giãn mạch máu dưới da, khiến cho da có màu đỏ. Phát ban còn do nhiễm trùng trực tiếp ở các mô da do SARS-CoV-2.

Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường - Chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Quân y 103, dấu hiệu phát ban, mẩn ngứa và viêm da thường gặp ở trẻ mắc COVID-19 chủng Omicron.
Một số cách xử trí hiệu quả mà bác sĩ Cường đưa ra đó là: Hạn chế gãi ngứa, tắm nước ấm pha với baking soda hoặc bột yến mạch, tránh các yếu tố gây bùng phát bệnh ở trẻ như lông thú, thuóc lá, thức ăn dễ gây dị ứng...Đồng thời dưỡng ẩm da cho bé, chọn sữa tắm có PH phù hợp và sử dụng thuốc giảm các triệu chứng tham khảo ý kiến bác sĩ.

(https://baophapluat.vn/)

8. Nguyên lý khoa học ẩn sau đôi bàn tay trong Toán Soroban

Rất nhiều bậc phụ huynh và các con rất tò mò muốn biết tại sao những bé học Toán Soroban lại sử dụng đôi bàn tay, gảy lên gảy xuống theo các phép tính từ đơn giản đến phức tạp. Sự thật ẩn chứa đằng sau đó là cả một nguyên lý khoa học, logic và chính xác đến từng con số...

(Btshop)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng