Bản tin mẹ và bé ngày 24/11/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 24/11/2022: Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ trời chuyển mưa rét, nền nhiệt Hà Nội giảm mạnh; Xót xa em bé sơ sinh mới chào đời bị ném xuống sông; Ba vi khuẩn gây ngộ độc cho trẻ em ở trường iSchool Nha Trang; Sàng lọc trước sinh giúp hạn chế bệnh di truyền có tỷ lệ mắc cao ở nhiều dân tộc thiểu số...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 24/11/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ trời chuyển mưa rét, nền nhiệt Hà Nội giảm mạnh

2. Xót xa em bé sơ sinh mới chào đời bị ném xuống sông

3. Khánh Hòa kiểm tra toàn bộ bếp ăn trường học sau vụ học sinh ngộ độc tập thể

4. Ba vi khuẩn gây ngộ độc cho trẻ em ở trường iSchool Nha Trang

5. Phẫu thuật thành công bệnh nhi viêm màng não mủ nguy hiểm

6. Thai phụ bị rau tiền đạo trung tâm, rau cài răng lược vẫn sinh con khỏe mạnh

7. Sàng lọc trước sinh giúp hạn chế bệnh di truyền có tỷ lệ mắc cao ở nhiều dân tộc thiểu số

1. Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ trời chuyển mưa rét, nền nhiệt Hà Nội giảm mạnh

Ngày và đêm 24/11, ở khu vực phía Đông Bắc Bộ trời lạnh, vùng núi đêm và sáng trời rét. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi phía Đông Bắc Bộ phổ biến từ 17-19 độ; khu vực trung du, vùng đồng bằng Bắc Bộ từ 20-22 độ.

Khu vực Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa, mưa rào và có nơi có dông, riêng khu vực Nam đồng bằng có mưa vừa, có nơi mưa to. Khu vực Hà Nội, có lúc có mưa, mưa rào. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp 1.

(Nguồn: TTVN)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Xót xa em bé sơ sinh mới chào đời bị ném xuống sông

Sự việc xảy ra vào sáng 17/11 tại một khu vực tại con sông Capibaribe ở Sao Lourenco da Mata, Brazil. Theo lời kể của các nhân chứng khi báo với cảnh sát, họ nhìn thấy một người đàn ông đứng sát mép sông rồi ném chiếc balo cầm trên tay xuống sông.  

Chiếc túi vừa rơi xuống nước, ngư dân gần đó lập tức nghe thấy tiếng khóc thét lên của trẻ con phát ra từ balo nên đã vội vàng lao đến cứu đứa trẻ. Ông này lập tức lấy cần câu, kéo và nhấc chiếc balo lên. Nhờ vậy mà đứa trẻ không bị ngạt nước và được cứu sống kịp thời.  

Theo các bác sĩ tại bệnh viện, đứa bé được cho là vừa được sinh ra trước đó ít giờ, bởi vết cắt dây rốn rất vội vàng. Tuy nhiên, các sĩ cũng cho hay tình trạng của em bé vẫn ổn định.    

(Nguồn: Sao Star)

3. Khánh Hòa kiểm tra toàn bộ bếp ăn trường học sau vụ học sinh ngộ độc tập thể

Ngày 23/11, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết đã chỉ đạo Sở GD&ĐT tỉnh lập các đoàn kiểm tra bếp ăn tập thể các trường mầm non, tiểu học có tổ chức bán trú, nhất là các trường thục và trường quốc tế. Yêu cầu Sở xử lý, đình chỉ hoạt động bếp ăn không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Động thái trên được đưa ra sau khi hơn 600 học sinh và nhiều giáo viên trường iSchool Nha Trang nhập viện do bị ngộ độc thực phẩm vì món cánh gà chiên bị nhiễm khuẩn vào trưa 17/11. Trong đó, có 1 một học sinh tử vong. Hiện trường này đang nghỉ một tuần (bắt đầu từ ngày 21/11) để học sinh điều trị và trường có thời gian sắp xếp lại công việc.

(Nguồn: Tiên Phong)

4. Ba vi khuẩn gây ngộ độc cho trẻ em ở trường iSchool Nha Trang

Theo Viện Pasteur Nha Trang, ngoài vi khuẩn Salmonella, Escherichia coli và Bacillus cereus là 2 loại vi khuẩn được tìm thấy món cánh gà chiên, khiến 662 người nhập viện ở trường iSchool hôm 17/11.

Nhiễm vi khuẩn Bacillus cereus có thể gây nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trong khi đó, người nhiễm vi khuẩn Escherichia coli thường bị đau quặn bụng, tiêu chảy ra máu, thậm chí suy thận. Còn nhiễm khuẩn salmonella cũng gây Tiêu chảy, đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn, ớn lạnh, đau đầu, phân có máu... Các triệu chứng này thường kéo dài vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy có thể kéo dài đến 10 ngày.

Vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm. Triệu chứng của nó có thể nhẹ hoặc rất nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) thường được tìm thấy trong đường ruột của động vật máu nóng và con người. Hầu hết chủng E. coli đều vô hại. Tuy nhiên, chủng E. coli sản xuất độc tố Shiga (được gọi là STEC) có thể gây ra ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.

Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn Bacillus cereus rất phổ biến. Bacillus cereus đường ruột gây ngộ độc thực phẩm. Bệnh này có xu hướng tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu bạn có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc bị tổn hại, nguy cơ mắc phải trường hợp nghiêm trọng khi nhiễm vi khuẩn Bacillus cereus có thể cao hơn.

(Nguồn: Zing News)

5. Phẫu thuật thành công bệnh nhi viêm màng não mủ nguy hiểm

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, đến ngày 23/11, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi T.A (3 tháng tuổi ngụ xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất) bị viêm não mủ nguy hiểm đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe dần ổn định và sẽ được xuất viện trong tuần tới.

Đây là ca bệnh viêm màng não mủ nặng nhất từ trước đến nay được bệnh viện tiếp nhận. Nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn đường ruột E.coli.

Trước đó, ngày 12/10, bệnh nhi T.A nhập viện trong tình trạng sốt cao, co giật. Qua kiểm tra, kết hợp với kết quả chụp CT 2 lần, các bác sỹ phát hiện trong não của bệnh nhi có chứa rất nhiều dịch giống mủ nên chỉ định phẫu thuật hút dịch trong não. Sau khoảng 1 giờ 30 phút thực hiện ca mổ, các bác sỹ đã hút ra khoảng 30 ml mủ trong đầu bệnh nhi.

(Nguồn: Việt Nam Plus)

6. Thai phụ bị rau tiền đạo trung tâm, rau cài răng lược vẫn sinh con khỏe mạnh

Theo các bác sĩ rau tiền đạo trung tâm, rau cài răng lược là biến chứng sản khoa rất nặng nề, thường gặp trong các trường hợp thai phụ: sinh con nhiều lần, có nạo hút thai (nhất là nạo hút nhiều lần), có khối u chiếm vị trí làm tổ, nhất là có sẹo mổ lấy thai cũ.

Rau tiền đạo cài răng lược có thể đe dọa đến tính mạng của sản phụ và trẻ sơ sinh, chiếm 7% trong các nguyên nhân tử vong trong và sau mổ liên quan đến tình trạng mất máu. Nhiều trường hợp phải truyền rất nhiều máu, nhiễm khuẩn hậu phẫu, thậm chí phải cắt bỏ tử cung để bảo toàn mạng sống. 

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu thai phụ được chẩn đoán có tình trạng rau tiền đạo trung tâm – rau cài răng lược cần thực hiện khám thai tại bệnh viện chuyên khoa với bác sĩ có nhiều kinh nghiệm. Đồng thời, khi sinh con cũng nên đến bệnh viện có khả năng phẫu thuật chuyên sâu để được chẩn đoán chính xác và có kế hoạch can thiệp phù hợp, làm giảm tỷ lệ mất máu và diễn biến nặng của bệnh.

(Nguồn: Phụ Nữ Việt Nam)

7. Sàng lọc trước sinh giúp hạn chế bệnh di truyền có tỷ lệ mắc cao ở nhiều dân tộc thiểu số

Trẻ bị bệnh Thalassemia thể nặng thì từ 3 tháng tuổi đã phải truyền máu định kỳ. Khi trẻ từ 2 - 3 tuổi còn phải điều trị thải sắt. Do đó, người dân cần tầm soát trước sinh để phát hiện bệnh có hướng xử trí phù hợp.

Trong 54 dân tộc ở Việt Nam, 6 dân tộc chủ yếu ở miền núi phía Bắc như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao và Mông có tỷ lệ mang gen và mắc bệnh Thalassemia khá cao. Trong đó, 26,1% ở dân tộc Tày; 25,5% ở dân tộc Dao, 24,7% ở dân tộc Nùng…

Để phòng tránh bệnh tan máu bẩm sinh, các bạn trẻ và những người trong độ tuổi sinh đẻ nên chủ động xét nghiệm, tầm soát gene bệnh càng sớm càng tốt. Người mang gene bệnh cần được tư vấn và quản lý nguồn gene để tránh sinh ra con bị bệnh thể nặng. 

(Nguồn: Phụ Nữ Việt Nam)


 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng