Bản tin mẹ và bé ngày 24/1/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 24/1/2022: Cứu sản phụ rau tiền đạo cài răng lược nguy hiểm; Những loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu; Sáu dấu hiệu cảnh báo trẻ có chỉ số EQ thấp; Học sinh lớp 7 đến 12 ở Hà Nội đi học trở lại từ ngày 8/2; Hà Tĩnh dừng cách ly 14 ngày với trẻ em về quê đón Tết; Dù nghỉ Tết, cha mẹ cũng nên "cứng tay" rèn con khỏi 4 thói quen xấu này...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 24/1/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Cứu sản phụ rau tiền đạo cài răng lược nguy hiểm

2. Những loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu

3. Sáu dấu hiệu cảnh báo trẻ có chỉ số EQ thấp

4. Tết ấm cho học sinh vùng cao

5. Học sinh lớp 7 đến 12 ở Hà Nội đi học trở lại từ ngày 8/2

6. Hà Tĩnh dừng cách ly 14 ngày với trẻ em về quê đón Tết

7. 5 dấu hiệu cho thấy trẻ chậm phát triển trí tuệ, bố mẹ hãy dành ít phút thử kiểm tra xem con mình có bị không?

8. Dù nghỉ Tết, cha mẹ cũng nên "cứng tay" rèn con khỏi 4 thói quen xấu này

1. Cứu sản phụ rau tiền đạo cài răng lược nguy hiểm

Ngày 24/1, bác sĩ CKI.Nguyễn Văn Mạnh, Phó Trưởng Khoa Sản (BV Bãi Cháy, Quảng Ninh), cho biết, BV vừa cứu sống sản phụ Đ.T.Q. (36 tuổi, trú tại TP. Uông Bí, Quảng Ninh) sinh ở tuần 36, bị rau tiền đạo trung tâm kèm rau cài răng lược hiếm gặp.

Rau cài răng lược là bệnh lý thường gặp ở thai phụ có rau tiền đạo và có sẹo mổ lấy thai cũ. Vị trí rau bám thường gặp tại sẹo mổ lấy thai cũ ở cơ tử cung. Rau cài răng lược rất khó chẩn đoán được trước sinh nếu không khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế có chuyên khoa sản. Rau cài răng lược có thể xâm lấn qua tử cung, bàng quang, trực tràng… tiềm ẩn nhiều tai biến sản khoa nguy hiểm trong khi lấy rau như: băng huyết, sốc, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, huyết khối tĩnh mạch, động mạch… đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của sản phụ và thai nhi.

Phụ nữ có rau tiền đạo, từng mổ lấy thai, hút thai nhiều lần, mang thai ở độ tuổi trên 35 tuổi, mắc một số bệnh lý như u xơ tử cung dưới niêm mạc, lạc nội mạc tử cung… có nguy cơ cao mắc rau cài răng lược.

(https://phunuvietnam.vn/)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Những loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu

Dưới đây là 9 thực phẩm quan trọng để tăng cường miễn dịch ở phụ nữ mang thai: Các loại rau củ, Thịt bò, cá, sữa; Các loại hạt ngũ cốc và đậu; Tỏi, gừng, nghệ; Quả lý gai.

(https://doanhnghiepvn.vn/)

3. Sáu dấu hiệu cảnh báo trẻ có chỉ số EQ thấp

Trẻ có chỉ số EQ (trí tuệ cảm xúc) thấp thường thiếu tự tin, không thích giao tiếp, khó kiềm chế bản thân và hay đổ lỗi cho người khác, Nhạy cảm, khó chấp nhận chỉ trích, Nói xấu người khác; Luôn tìm cách đổ lỗi; Hay nói chen, ngắt lời người khác; Không nghe theo lời khuyên của người khác.

(https://zingnews.vn/)

4. Tết ấm cho học sinh vùng cao

Giữa tháng 1, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh, Hội Bảo trợ NKT-TMC tỉnh, Viettel Quảng Ninh, nhóm từ thiện Quảng Ninh thân yêu, Trường THPT Lê Quý Đôn, THCS Nam Hải (TP Cẩm Phả) đi thăm, tặng quà cho 6 điểm trường của Trường PTDTBT TH-THCS Đồn Đạc 2 và Trường Mầm non Đồn Đạc (xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ). Chuyến đi dù chỉ diễn ra trong một ngày, nhưng đầy ắp sự yêu thương, chân thành.

(https://baoquangninh.com.vn/)

5. Học sinh lớp 7 đến 12 ở Hà Nội đi học trở lại từ ngày 8/2

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết UBND thành phố vừa đồng ý với đề xuất cho học sinh đi học trở lại. Theo đó, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 ở khu vực được đánh giá dịch cấp độ 1 và cấp độ 2 đến trường từ 8/2. Học sinh từ lớp 6 trở xuống duy trì việc học trực tuyến. Trẻ mầm non tiếp tục ở nhà. Các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 3 và 4 tổ chức dạy học trực tuyến.

(https://zingnews.vn/)

6. Hà Tĩnh dừng cách ly 14 ngày với trẻ em về quê đón Tết

Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương hướng dẫn người dân về quê đón Tết, đảm bảo yêu cầu phòng dịch Covid-19. Ngoài ra, trẻ dưới 12 tuổi chưa tiêm vaccine không phải cách ly.

(https://zingnews.vn/)

7. 5 dấu hiệu cho thấy trẻ chậm phát triển trí tuệ, bố mẹ hãy dành ít phút thử kiểm tra xem con mình có bị không?

Ngủ quá nhiều: Khi trẻ ngủ quá nhiều, chúng trông rất thiếu sức sống, ban ngày thường ở trong trạng thái lờ đờ, không thể chơi đùa với mọi người. 

Phản ứng chậm: nếu nhận thấy mỗi khi trêu chọc nhưng trẻ không có phản hồi gì, ngoài trường hợp trẻ bị bệnh.

Hiếm khi cười: một đứa trẻ thích cười cho thấy trí tuệ của chúng đang phát triển tốt. Ngược lại, nếu một đứa trẻ dù bố mẹ bày trò kiểu gì chúng vẫn không cười, điều đó chứng tỏ trí tuệ của chúng đang có vấn đề.

Tăng động: Sau 3 - 5 tuổi, chứng tăng động giảm chú ý sẽ bộc lộ rõ ràng và bộc phát mạnh mẽ ở tuổi vị thành niên.

Chú ý kém: Nếu quan sát kỹ, bố mẹ sẽ thấy rằng, thời gian chú ý của trẻ ngắn hơn đáng kể so với những đứa trẻ cùng tuổi.

(https://afamily.vn/)

8. Dù nghỉ Tết, cha mẹ cũng nên "cứng tay" rèn con khỏi 4 thói quen xấu này

Theo các chuyên gia, cho dù có để con được thoải mái nghỉ ngơi như thế nào trong dịp Tết thì có 4 việc sau cha mẹ nên quán triệt và không được nuông chiều con vô điều kiện: Ngủ cả ngày, ăn bánh kẹo uống nước ngọt thoải mái, xem tivi, điện thoại cả ngày, không chẩn bị bài vở trước khi đi học lại.

(https://afamily.vn/)


 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng