Bản tin mẹ và bé ngày 22/12/2021 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 22/12/2021: Dân làng phát hiện bé gái đỏ hỏn bị vứt trong rừng; Con 2 tuổi chết tức tưởi vì viên thuốc này của mẹ; Thiên tài khu ổ chuột có IQ cao ngang Thomas Edison; Giảm di chứng hậu Covid-19 cho trẻ nhỏ; Hội chứng có thể khiến trẻ sơ sinh chậm phát triển...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 22/12/2021 - BTshop👍

Mục lục

1. Trung Quốc: Bà mẹ mở trường dạy trẻ tự kỷ vì con trai

2. Dân làng phát hiện bé gái đỏ hỏn bị vứt trong rừng

3. Con 2 tuổi chết tức tưởi vì viên thuốc này của mẹ

4. Thiên tài khu ổ chuột có IQ cao ngang Thomas Edison

5. Giảm di chứng hậu Covid-19 cho trẻ nhỏ

6. Hội chứng có thể khiến trẻ sơ sinh chậm phát triển

7. Dấu hiệu trẻ không gắn kết với cha mẹ

8. Bộ GD&ĐT hướng dẫn cho trẻ mầm non trở lại trường

1. Trung Quốc: Bà mẹ mở trường dạy trẻ tự kỷ vì con trai

Chị Zhao Weihua, sống tại thành phố Ngân Xuyên, mẹ của Zhou, từng cảm thấy khó chấp nhận việc con trai mắc chứng rối loạn tự kỷ khi lớn lên. Chị Zhao nhận thấy thách thức lớn nhất mà phụ huynh gặp phải khi nuôi dạy trẻ tự kỷ là việc giao tiếp. Điều này có thể dẫn đến sự đổ vỡ trong các mối quan hệ. 

Nhận thấy các trung tâm dành cho trẻ tự kỷ chủ yếu tập trung vào việc hướng dẫn phụ huynh đối phó với tình trạng này thay vì quan tâm, giúp đỡ trẻ khuyết tật trí tuệ phục hồi. Chị đã từ bỏ công việc là giáo viên để mở trung tâm phục hồi dành cho trẻ tự kỷ như con trai chị và trẻ khuyết tật trí tuệ.

(https://giaoducthoidai.vn/)

Có thể bạn quan tâm: Xe chòi chân ô tô - Quà tặng siêu yêu cho bé mùa Giáng Sinh!

2. Dân làng phát hiện bé gái đỏ hỏn bị vứt trong rừng

Người dân trong một ngôi làng ở tỉnh Krabi (Thái Lan) phát hiện bé gái trong lúc đi cạo mủ cao su hôm 19/12. Bé gái 2 ngày tuổi nằm trong đám lá cây rậm rạp, không có mảnh quần áo nào, trên cơ thể bé đầy vết thương do cành cây và đá cọ phải, các loài giun bọ bò khắp người, gương mặt cũng bị xây xát bầm tím. Cơ thể bị mất nước nghiêm trọng.

Kỳ diệu thay, dù bị bỏ lại trong khu rừng đầy thú dữ như rắn hổ mang và trăn, nhiệt độ thì tăng vọt đến 35 độ C, bé gái vẫn kiên cường sống sót. Hiện bé vẫn khỏe mạnh và không có dấu hiệu cho thấy sức khoẻ bị ảnh hưởng lâu dài. 

(https://saostar.vn/)

3. Con 2 tuổi chết tức tưởi vì viên thuốc này của mẹ

Một bé gái 2 tuổi ở Giang Tô, Trung Quốc, đã được đưa vào viện cấp cứu vì nuốt nhầm phải thuốc giảm cân của mẹ. Đáng tiếc, dù bệnh nhi đã được đưa đến bệnh viện rất nhanh nhưng chất sibutramine trong máu và dịch vị quá cao, cuối cùng các bác sĩ vẫn không cứu được em, bé gái ngộ độc thuốc giảm cân rồi tử vong ngay tại bệnh viện.

(https://kienthuc.net.vn/)

4. Thiên tài khu ổ chuột có IQ cao ngang Thomas Edison

Giáo viên Kishore Asthana: Chúng tôi có 5-6 triệu em nhỏ sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhưng có chỉ số IQ trên 130. Ấn Độ có 1 trung tâm luôn đi tìm kiếm những đứa trẻ tài năng trong khu ổ chuột để bồi dưỡng rèn luyện giúp cuộc sống của các em sang một trang mới.

Ritu là một trong những đứa trẻ có IQ thiên tài được tìm thấy. Mới chỉ 12 tuổi nhưng cô bé đã vượt qua bài kiểm tra IQ với chỉ số lên tới 145 – một số điểm mà cô bé đặc biệt được ông trời ưu ái ban cho.

Nhưng những đứa trẻ thiên tài này đang đứng trước nhiều thách thức. Chúng có thể để mất học bổng nếu như thành tích học tập không đủ tốt.

(https://vietnamnet.vn/vn/)

5. Giảm di chứng hậu Covid-19 cho trẻ nhỏ

Dữ liệu từ nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em mắc Covid-19 nhẹ và nặng đều có thể gặp phải các di chứng kéo dài, phổ biến là mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ, khó tập trung, đau cơ và khớp, ho.

Nhiều trẻ bị ho dai dẳng và mệt mỏi vào khoảng thời gian 4 tuần. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo trong quá trình trẻ hồi phục sau Covid-19, nên đảm bảo con ngủ đủ giấc, từ từ tham gia trở lại các hoạt động bình thường.

(https://zingnews.vn/)

6. Hội chứng có thể khiến trẻ sơ sinh chậm phát triển

Trẻ sơ sinh dễ mắc hội chứng đầu phẳng do phải nằm ở một tư thế trong thời gian dài. Nếu không được điều trị, trẻ có thể bị chậm phát triển, khiếm khuyết về thị giác.

Hầu hết trẻ sơ sinh bị hội chứng đầu phẳng trong giai đoạn ngắn và không gặp vấn đề nghiêm trọng vì tình trạng này không làm ảnh hưởng não, dây thần kinh. Và hình dạng hộp sọ sẽ cải thiện theo thời gian.

Tuy nhiên, nếu đã cố gắng điều chỉnh tư thế ngủ của trẻ trong một thời gian mà không thấy thay đổi về hình dạng đầu, cha mẹ nên đưa con đi kiểm tra tại bệnh viện hoặc phòng khám vì có thể ảnh hưởn đến sự phát triển, khiếm khuyết thị giác...

(https://zingnews.vn/)

7. Dấu hiệu trẻ không gắn kết với cha mẹ

Luôn duy trì khoảng cách, giữ bí mật, hay cãi lại là những dấu hiệu có thể cảnh báo trẻ không còn gắn kết, muốn chia sẻ mọi điều với cha mẹ.

Ngoài ra, trẻ thường tỏ ra sợ hãi và lo lắng căng thẳng nhưng không muốn chia sẻ hoặc khi nói chuyện  trẻ không thể nhìn thẳng vào mắt cha mẹ mà lại luôn tự giải quyết vấn đề cũng là những dấu hiệu trẻ ngày càng cách xa cha mẹ...

(https://zingnews.vn/)

8. Bộ GD&ĐT hướng dẫn cho trẻ mầm non trở lại trường

Theo hướng dẫn của bộ, việc dạy học trực tiếp cho bậc mầm non cần thực hiện theo nguyên tắc khu vực kiểm soát được dịch, chủ động báo cáo cấp quản lý để trẻ đến lớp.

Các đơn vị phối hợp với y tế địa phương xây dựng phương án phòng, chống dịch, xử lý khi có trẻ em, cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ của trẻ em là F0, bảo đảm theo quy định.

Trước khi đưa trẻ trở lại cơ sở giáo dục mầm non, gia đình phải cam kết với nhà trường về việc thực hiện nghiêm túc các quy định trong phòng, chống dịch vì sự an toàn của trẻ.

(https://zingnews.vn/)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng