Bản tin mẹ và bé ngày 21/10/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 21/10/2022: Bé gái 5 tuổi bị chém tử vong; Dự báo thời tiết ngày 21/10, Bắc Bộ tiếp tục chìm trong mưa rét với nền nhiệt thấp nhất có nơi dưới 14 độ.; Trẻ bị giang mai tăng bất thường, cần đề cao dự phòng từ bào thai; Phát hiện bé gái 5 tuổi dương tính với cúm A(H5) sau 8 năm; Hà Nội: Liên tiếp hai trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đột ngột tử vong tại nhà khi ngủ...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 21/10/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Bé gái 5 tuổi bị chém tử vong

2. Dự báo thời tiết ngày 21/10, Bắc Bộ tiếp tục chìm trong mưa rét với nền nhiệt thấp nhất có nơi dưới 14 độ.

3. Trẻ bị giang mai tăng bất thường, cần đề cao dự phòng từ bào thai

4. Bệnh hô hấp tăng ở cả trẻ em và người lớn

5. Phát hiện bé gái 5 tuổi dương tính với cúm A(H5) sau 8 năm

6. Bé trai bị bỏ rơi trong đêm lạnh cùng lời nhắn “lỡ duyên”

7. Hà Nội: Liên tiếp hai trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đột ngột tử vong tại nhà khi ngủ

1. Bé gái 5 tuổi bị chém tử vong

Vụ việc xảy ra khoảng 16h40 ngày 20/10 tại thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn, Quảng Nam khiến bé C.T.M. (5 tuổi) tử vong, ông C.V.X. (72 tuổi, ông nội cháu M.) bị thương nặng.

Thời điểm trên, ông X. chở bé M. đi học về bằng xe máy. Đến thị trấn Đông Phú, ông X. và cháu gái bị Trần Văn Sanh (40 tuổi, người địa phương) chặn đường rồi dùng dao, búa tấn công. Cả 2 nạn nhân được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Cháu M. sau đó tử vong, còn ông X. được đưa ra Đà Nẵng điều trị. 

Sau khi gây án, Sanh cầm hung khí về nhà cố thủ. Khoảng 19h40, công an đã khống chế được Sanh. Theo thông tin ban đầu, nghi phạm có tiền sử bị thần kinh.

(Nguồn: Zing News)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Dự báo thời tiết ngày 21/10, Bắc Bộ tiếp tục chìm trong mưa rét với nền nhiệt thấp nhất có nơi dưới 14 độ.


Hôm nay và ngày mai, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to; riêng từ Quảng Bình đến Quảng Nam từ chiều nay đến hết ngày mai có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

(Nguồn: Vietnamnet)

3. Trẻ bị giang mai tăng bất thường, cần đề cao dự phòng từ bào thai

Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết, năm nay, số bệnh nhi bị giang mai nhập viện điều trị tại bệnh viện gia tăng đột biến, hầu hết là đến từ các tỉnh thành khác. Đây là vấn đề đáng báo động về việc tuân thủ dự phòng trong thai kỳ để ngăn chặn trẻ lây nhiễm từ mẹ sang con.

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM tiếp nhận điều trị 20 ca bệnh giang mai là trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn 1 tháng tuổi. Các bệnh nhi này chủ yếu từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chuyển lên. Theo BS.CK2 Dư Tấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, số trẻ nhiễm bệnh tăng cao bất thường, đáng tiếc. Bệnh giang mai có thể kiểm soát trước và trong khi mang thai, nhưng người dân chủ quan khiến trẻ mắc bệnh, chịu hậu quả nặng nề.

(Nguồn: VOV)

4. Bệnh hô hấp tăng ở cả trẻ em và người lớn

Theo số liệu thống kê của BV Nhi đồng 2 từ ngày 17 đến 19-10, BV có hơn 9.200 lượt khám, trong đó có hơn 2.630 lượt khám bệnh hô hấp ngoại trú và 141 ca điều trị hô hấp nội trú. So với số liệu của tháng 8 và tháng 9, lượt khám bệnh hô hấp ngoại trú tăng gần gấp đôi.

Tại BV Nhi đồng 1 (quận 10), đã 10 giờ nhưng lượt bệnh nhân đến khám vẫn còn nhiều. Theo thống kê, số trẻ khám bệnh hô hấp ngoại trú và phải điều trị nội trú ở BV Nhi đồng 1 đều tăng khoảng ba lần so với thời điểm dịch COVID-19 vừa được kiểm soát.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần chủ động phòng bệnh hô hấp bằng cách tăng cường vận động nâng cao sức đề kháng, uống đủ nước, ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng như rau xanh, trái cây; tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh thuận lợi.

(Nguồn: Pháp Luật)

5. Phát hiện bé gái 5 tuổi dương tính với cúm A(H5) sau 8 năm

Theo thông tin từ Bộ Y tế, đã phát hiện một bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ có kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A(H5). Đây là ca bệnh cúm A(H5) trên người mới nhất tại Việt Nam kể từ tháng 2/2014. Tích lũy từ năm 2003 đến nay, cả nước ghi nhận 128 trường hợp nhiễm cúm A(H5).

Đội phòng chống dịch cơ động cũng đã lấy 65 mẫu bệnh phẩm của những người tiếp xúc với bệnh nhân (cả tiếp xúc xa và tiếp xúc gần). Kết quả xét nghiệm cho thấy, tất cả mẫu bệnh phẩm đều âm tính với cúm A(H5). Hiện, tình hình sức khỏe của những người tiếp xúc với bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Việc phát hiện kịp thời, khoanh vùng, kiểm soát ngay đã giúp ngăn ngừa nguy cơ lây lan ra cộng đồng.

(Nguồn: Kinh Tế Đô Thị)

6. Bé trai bị bỏ rơi trong đêm lạnh cùng lời nhắn “lỡ duyên”

Vào tối ngày 19/10, bà Nguyễn Thị Mạo (47 tuổi) trú xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Nghệ An đi thăm người thân thì phát hiện 1 bé trai (nặng 5,8kg, cao 52 cm) bị bỏ rơi bên đường trên địa bàn xóm Thống Nhất. Trong số đồ dùng để cạnh cháu bé có phong bì đựng 500 nghìn và lời nhắn đã “lỡ duyên” và nhờ ai nhặt được thì nuôi cháu hộ.

(Nguồn: An Ninh Thủ Đô)

7. Hà Nội: Liên tiếp hai trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đột ngột tử vong tại nhà khi ngủ

Trường hợp thứ nhất là một bé trai 6 tháng tuổi tiền sử khoẻ mạnh hoàn toàn. Trưa ngày 10-10, sau khi ăn bé được cho nằm ngủ một mình trong phòng, khi gia đình phát hiện thì lúc này trẻ đang nằm úp mặt xuống đệm và tím tái. Ngay lập tức trẻ được gia đình đưa đến viện gần nhà cấp cứu ngừng tuần hoàn và trẻ có nhịp tim trở lại và được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tuy nhiên, tình trạng của bé ngày càng nặng, nguy cơ tử vong, gia đình quyết định xin cho bé về.

Trường hợp thứ hai là một bé gái 3 tháng tuổi, ở Hà Nội, cũng vào viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim trước khi đến Bệnh viện. Theo lời kể của gia đình, khoảng 23 giờ đêm ngày 19-10, trẻ được cho ngủ cùng bố mẹ. Đến khoảng 1 giờ 30 phút sáng, khi mẹ tỉnh dậy phát hiện trẻ trong tình trạng tím tái toàn thân, không thở. Gia đình vội gọi xe cấp cứu đưa trẻ vào Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ phát hiện trẻ đã ngừng thở, ngừng tim, hạ nhiệt độ. Mặc dù được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu, nhưng trẻ đã không qua khỏi.

Bác sĩ khuyến cáo, để phòng hội chứng này, các bậc phụ huynh nên cho trẻ nằm ngửa khi ngủ; sử dụng núm vú giả cho trẻ dưới 1 tuổi giúp mở thông đường thở; để nhiệt độ phòng phù hợp, thông thoáng quần áo; không trùm đầu trẻ; đặt trẻ nằm trên tấm đệm ít bị trũng xuống; không sử dụng gối, đồ chơi nhồi bông, chăn có nhiều lông hoặc quá lớn ở khu vực cũi/giường của trẻ…

(Nguồn: An Ninh Thủ Đô)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng