Bản tin mẹ và bé ngày 20/1/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 20/1/2022: Công an xác định kẻ đóng 9 chiếc đinh vào đầu bé gái 3 tuổi là nhân tình của mẹ; Hiếp, giết con gái riêng của vợ khi vợ đi đẻ; Biến thể Omicron nguy hiểm cho trẻ em hơn so với Delta
; Trẻ sẽ mắc bệnh đáng sợ hơn COVID-19 nếu không sớm đến trường; 3 cách tư duy thông minh của người Do Thái...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 20/1/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Công an xác định kẻ đóng 9 chiếc đinh vào đầu bé gái 3 tuổi là nhân tình của mẹ

2. Hiếp, giết con gái riêng của vợ khi vợ đi đẻ

3. Biến thể Omicron nguy hiểm cho trẻ em hơn so với Delta

4. Trẻ sẽ mắc bệnh đáng sợ hơn COVID-19 nếu không sớm đến trường 

5. Thanh Hoá: Trường Mầm non Thành Công tổ chức chương trình “Bé vui hội xuân”

6. 3 cách tư duy thông minh của người Do Thái

7. UNICEF kêu gọi Sudan bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, bị xâm hại

8. Malaysia, Hong Kong (Trung Quốc) triển khai tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi 

9. Phương pháp vệ sinh đồ dùng cho bé an toàn mẹ hiện đại cần biết

10. Kế hoạch đi học sau Tết không đổi dù TP.HCM xuất hiện chủng Omicron

1. Công an xác định kẻ đóng 9 chiếc đinh vào đầu bé gái 3 tuổi là nhân tình của mẹ

Theo Công an huyện Thạch Thất, đối tượng Nguyễn Trung Huyên (30 tuổi, trú tại huyện Thạch Thất) là người đã đóng 9 chiếc đinh vào đầu bé Đ.N.A. Hiện toàn bộ hồ sơ vụ việc đã được Công an huyện Thạch Thất chuyển lên Công an TP Hà Nội.

(https://phunuvietnam.vn/)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Hiếp, giết con gái riêng của vợ khi vợ đi đẻ

Cảnh sát Brazil đang điều tra vụ án một người đàn ông Brazil 34 tuổi hiếp dâm và sát hại con gái riêng (6 tuổi) của vợ trong khi vợ ở bệnh viện sinh con.

Thi thể của Ana được phát hiện nổi trên sông Preto sáng 16/5/2021, ba ngày sau khi bé gái mất tích. Kết quả giải phẫu tử thi cho thấy bé gái bị hãm hiếp, bóp cổ, nén ngực và gãy xương hàm. Cơ thể bé gái không có dấu hiệu đuối nước, nên khả năng nạn nhân đã tử vong trước khi bị ném xuống sông.

Họ hàng của Ana nói với cảnh sát rằng, bé gái không bao giờ cảm thấy yên tâm khi sống cùng bố dượng và từng có lần cố trốn khỏi nhà, làm dấy lên nghi ngờ bé bị lạm dụng tình dục.

Sau đó, cảnh sát phát hiện ra người bố dượng từng bị kết án hiếp dâm và sát hại mẹ mình năm 2007. Người đàn ông này cũng từng ép một em bé 3 tuổi thỏa mãn tình dục cho hắn ta qua đường miệng ở thành phố Sao Francisco, bang Santa Catarina.

(https://tienphong.vn/)

3. Biến thể Omicron nguy hiểm cho trẻ em hơn so với Delta

Kết quả một nghiên cứu ở Nam Phi cho thấy biến thể Omicron ảnh hưởng nhiều hơn tới nhóm người dưới 18 tuổi so với các biến thể trước đây.

Cụ thể, dữ liệu từ 56.164 người nhập viện do Covid-19 trong số hơn 2 triệu người thụ hưởng của Chương trình y tế cho nhân viên chính phủ của Nam Phi cho thấy, tỷ lệ nhập viện ở trẻ em dưới 4 tuổi trong làn sóng Omicron bùng phát cao hơn 49% so với làn sóng Delta. Tỷ lệ nhập viện ở lứa tuổi 4-18 ở làn sóng Omicron cũng cao hơn 25% so với làn sóng Delta, dù thấp hơn so với Beta.

Xu hướng nhập viện ở trẻ em ngược lại với người trưởng thành trong sóng dịch Omicron với tỷ lệ nhập viện ở người trưởng thành ở mức thấp nhất so với 4 biến thể gây ra các đợt bùng dịch lớn tại Nam Phi trước đó.

(https://vneconomy.vn/)

4. Trẻ sẽ mắc bệnh đáng sợ hơn COVID-19 nếu không sớm đến trường 

BS Trần Thị Sáu, Bệnh viện Tâm thần Mai Hương (Hà Nội) cho biết, thời gian qua, bệnh nhân đến khám đều ở độ tuổi khá trẻ, trong đó nhiều học sinh chịu ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng do dịch bệnh và học online kéo dài. Có học sinh bị rối loạn lo âu, trầm cảm đến mức tự hành hạ cơ thể. Áp lực học tập, cùng với việc ở nhà lâu ảnh hưởng lớn đến tâm lý, tư tưởng của mọi người nói chung và lứa tuổi học sinh nói riêng. 

Theo ThS Nguyễn Thị Huệ, chuyên gia tâm lý (Đại học Sư phạm Hà Nội), trẻ ở nhà quá lâu gây ra nhiều hệ lụy đến sự phát triển thân - tâm - trí. Hiện chúng ta chỉ quan tâm chăm sóc đến “thân”, nghĩa là phụ huynh đang bao bọc, lo con đi học sẽ bị nhiễm bệnh, lo đến sự an toàn sức khỏe của con… Nhưng trường học đóng cửa quá lâu, hai yếu tố tâm và trí bị khuyết, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển. Sự học của một đứa trẻ không đơn giản chỉ là học kiến thức trong sách vở, chương trình mà còn học qua việc vui chơi với bạn bè, qua giao tiếp xã hội. Quan trọng nhất, những tương tác xã hội sẽ giúp các con hình thành cảm xúc, nhân cách.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cảnh báo trẻ đang gặp nguy hiểm. “Đi học không chết vì bệnh nhưng để trẻ ở nhà quá lâu lại gặp nguy hiểm vì tự kỷ, sức khoẻ, trí tuệ sa sút…”, ông Nga nói.

(https://vtc.vn/)

5. Thanh Hoá: Trường Mầm non Thành Công tổ chức chương trình “Bé vui hội xuân”

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 và nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho trẻ trong dịp tết đến, xuân về, đồng thời góp phần đẩy mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, trường Mầm non Thành Công (Thạch Thành) vừa tổ chức chương trình “Bé vui hội xuân”. Đến thời điểm hiện tại đây là trường mầm non duy nhất trên địa bàn huyện Thạch Thành đã tổ chức được chương trình này.

(https://vhds.baothanhhoa.vn/)

6. 3 cách tư duy thông minh của người Do Thái

Người Do Thái nổi tiếng là dân tộc thông minh có cách tư duy ngược đời, nhưng đó cũng là lý do khiến họ trở nên đặc biệt, thành công hơn.

3 câu chuyện ngắn dưới đây ẩn chứa phương thức tư duy của người Do Thái có thể sẽ truyền cảm hứng cho bạn: Người cho vay khó hiểu, giá trị của phế liệu, lấy lại sự yên tĩnh.

(https://giadinhonline.vn/)

7. UNICEF kêu gọi Sudan bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, bị xâm hại

Ngày 19/1, Giám đốc Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) khu vực Trung Đông - Bắc Phi, ông Ted Chaiban, xác nhận rằng hơn 120 vụ vi phạm nghiêm trọng đối với trẻ em đã xảy ra ở Sudan kể từ cuộc đảo chính quân sự vào tháng 10/2021.

Ông Chaiban cho biết thêm rằng 9 trẻ em đã thiệt mạng và 13 trẻ em khác bị thương trong các cuộc biểu tình ở Sudan.

Theo Giám đốc UNICEF, hầu hết các trường hợp vi phạm xảy ra đối với các bé trai vị thành niên, trong đó nhiều bé trai và bé gái khoảng 12 tuổi đã bị giam giữ.

(https://www.vietnamplus.vn/)

8. Malaysia, Hong Kong (Trung Quốc) triển khai tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi 

Malaysia sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ 5-11 tuổi từ tháng 2 tới. Liều lượng vaccine tiêm cho nhóm đối tượng này chỉ bằng 1/3 so với liều tiêm dành cho người từ 12 tuổi trở lên.

Theo JKJAV, các thử nghiệm lâm sàng trước đó đã cho thấy nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng ở trẻ em được tiêm chủng giảm tới 90%. Đồng thời, các tác dụng phụ thường gặp ở trẻ em sau khi tiêm chủng là không đáng kể và hiếm gặp phản ứng nặng.

Ủy ban này nhấn mạnh rằng những trẻ có bệnh nền hoặc có nguy cơ cao nhiễm COVID-19 sẽ được ưu tiên tiêm trước. Tuy nhiên, những trẻ có tiền sử sốc phản vệ với các loại thuốc hoặc thực phẩm sẽ không được phép tiêm. Đồng thời, những trẻ có phản ứng dị ứng trong vòng 72 giờ sau khi tiêm mũi 1 sẽ không được phép tiêm mũi 2. 

(https://baotintuc.vn/)

9. Phương pháp vệ sinh đồ dùng cho bé an toàn mẹ hiện đại cần biết

Nước sôi không hẳn là cách tiệt trùng an toàn: Đối với một số đồ dùng bằng nhựa thông thường, việc tiệt trùng bằng nước sôi quá nóng (trên 110 độ C), có thể gây biến dạng hoặc giảm tuổi thọ sản phẩm. Đáng ngại hơn, nước sôi có thể giải phóng các chất độc hại, thôi nhiễm vào nước nóng khi pha sữa cho bé.

Tiệt trùng bằng dung dịch súc rửa bình sữa của Pigeon sẽ giúp những người mẹ hiện đại tiết kiệm được thời gian mà vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé. Dung dịch súc rửa là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho mẹ khi phải đi ra ngoài cùng bé, cần tiệt trùng bình sữa nhưng không có nước sôi. 

(https://afamily.vn/)

10. Kế hoạch đi học sau Tết không đổi dù TP.HCM xuất hiện chủng Omicron

Ngành giáo dục TP.HCM giữ ổn định việc đi học của khối 7-12 và vẫn đề xuất cho trẻ mầm non, học sinh các khối còn lại đến trường sau Tết Nguyên đán.

Ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết trước mắt, chủ trương dạy học trực tiếp sau Tết không thay đổi. Tuy nhiên, ngành giáo dục sẽ phối hợp sở Y tế để theo dõi, đánh giá, chủ động tham mưu, chuẩn bị các phương án dạy và học phù hợp với tình hình dịch bệnh.

(https://zingnews.vn/)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng