Bản tin mẹ và bé ngày 2/6/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 2/6/2022: Bé trai 18 tháng tử vong bất thường tại phòng trọ, tạm giữ 2 người để làm rõ; Bắc Bộ và Trung Bộ ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt; Bé 9 tháng tuổi tím tái, ngừng thở do sặc sữa; Sai lầm của cha mẹ khi cho con uống sữa tươi; Bắt khẩn cấp gã chồng hờ làm chuyện đồi bại với con riêng của vợ...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 2/6/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Bé trai 18 tháng tử vong bất thường tại phòng trọ, tạm giữ 2 người để làm rõ

2. Bắc Bộ và Trung Bộ ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt

3. Bé 9 tháng tuổi tím tái, ngừng thở do sặc sữa

4. Sai lầm của cha mẹ khi cho con uống sữa tươi

5. Bắt khẩn cấp gã chồng hờ làm chuyện đồi bại với con riêng của vợ

6. Giật mình món đồ quen thuộc là “ổ vi khuẩn” đe dọa trẻ nhỏ

7. Thành phố Hồ Chí Minh: Triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2022

1. Bé trai 18 tháng tử vong bất thường tại phòng trọ, tạm giữ 2 người để làm rõ

Sáng 2-6, UBND xã Mỹ Yên (huyện Bến Lức) cho biết, tại ấp 2 vừa xảy ra nghi án bạo hành trẻ em 18 tháng tuổi dẫn đến tử vong. Công an huyện Bến Lức hiện tạm giữ chị H. và người tình để điều tra, làm rõ về nguyên nhân cái chết của cháu P.

Sáng 2-6, anh L.T.N.T (SN 1999, ngụ TP.Tân An) cho biết, khuya 1-6, anh nhận được thông tin con anh là bé L.T.L.T.P (18 tháng tuổi) đã mất trước khi đưa vào bệnh viện do bị chấn thương máu tụ dưới da, bầm tím tay chân nhiều.

Được biết, anh T và chị L.D.T.H lấy nhau được 6 năm, có 2 con chung, nhưng ly hôn đã hơn 1 năm. Anh T. hiện nuôi con gái lớn, còn chị H. thì nuôi bé P. Vợ cũ hiện làm công nhân và khoảng hơn 1 tháng nay có quen với 1 người đàn ông khoảng 28 tuổi sinh sống như vợ chồng tại một phòng trọ ở ấp 2 (xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức).

(Nguồn: Công An)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Bắc Bộ và Trung Bộ ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt

Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và tối có mưa rào,dông rải rác, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, đêm không mưa. Nhiệt độ thấp nhất 26-28 độ C, cao nhất 34-36 độ C.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/6, Bắc Bộ và Trung Bộ ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trên biển, hiện gió Nam trên khu vực Vịnh Bắc Bộ đang có xu hướng hoạt động mạnh dần lên. 

(Nguồn: Vietnam Plus)

3. Bé 9 tháng tuổi tím tái, ngừng thở do sặc sữa

Theo thông tin từ gia đình, cháu P.T.K. (9 tháng tuổi) được gia đình đưa gửi ở nhà trẻ. Tại đây, khi cháu K. uống sữa xong và đặt xuống giường thì ho và mặt tím tái. Cháu được người chăm sóc đưa ngay vào Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh cấp cứu. 

BS Hồ Kim Đức - Khoa Hồi sức Tích cực cho biết, sữa trào đường thở của bé, gây viêm phổi, nhiễm trùng huyết.

Sau cấp cứu tích cực, may mắn bé qua cơn nguy kịch, song phải điều trị lâu dài vì phổi bị viêm nặng. Bác sĩ nhận định trường hợp này nếu xử trí chậm hơn có thể dẫn đến tử vong.

(Nguồn: Công Lý)

4. Sai lầm của cha mẹ khi cho con uống sữa tươi

Chỉ nên bổ sung sữa tươi vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ trên 1 tuổi, tốt nhất là trẻ trên 2 tuổi với liều lượng khoảng 200-300ml/ngày. Trẻ nên được xen kẽ những loại sữa công thức (dạng bột pha hay dạng pha sẵn) vì đã được bổ sung sắt, kẽm, vi chất… cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ theo các lứa tuổi.

Với trẻ 2-3 tuổi trở lên, có thể cho trẻ uống lượng sữa tươi nhiều hơn, vì lúc này chế độ ăn đa dạng sẽ giúp trẻ nhận đủ các dưỡng chất và trẻ có khả năng tiêu hóa, hấp thu các thức ăn tốt hơn.

Tuy nhiên cho trẻ uống quá nhiều sữa thường khiến trẻ không muốn ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng khác và trở nên thiếu cân hoặc vẫn có thể ăn uống tốt thì có thể dẫn đến thừa cân, béo phì. Thêm đường vào sữa nóng sẽ dễ gây bệnh như xơ cứng động mạch, cận thị, sâu răng thì chất lysine có trong sữa sẽ phản ứng với đường khi đun nóng, tạo thành chất không có lợi cho cơ thể của trẻ. Ngoài ra, trộn sô cô la với sữa sẽ giảm khả năng hấp thụ canxi trong sữa vì canxi oxalate không hề có lợi cho trẻ.

(Nguồn: Doanh Nghiệp)

5. Bắt khẩn cấp gã chồng hờ làm chuyện đồi bại với con riêng của vợ

Ngày 2-6, Công an quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng cho biết vừa thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Bảo Lam (39 tuổi; trú phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) để phục vụ công tác điều tra.

Theo tường trình, chị H(35 tuổi) và Lam có quan hệ tình cảm. Thấy chị H. ở một mình nuôi con gái, Lam ngỏ ý muốn dọn về chung sống. Chị H. và Lam có một con chung nhưng cả hai không đăng ký kết hôn.

Sáng 30-5, chị H. bất ngờ phát hiện Lam làm chuyện đồi bại với con riêng của mình là cháu N (15 tuổi) nên bức xúc, đến trình báo vụ việc với cơ quan công an.

(Nguồn: Người Lao Động)

6. Giật mình món đồ quen thuộc là “ổ vi khuẩn” đe dọa trẻ nhỏ

Ngay cả khi được vệ sinh thường xuyên, bề ngoài khô ráo, những món đồ quen thuộc này vẫn có thể là “ổ vi khuẩn”, tiềm ẩn mối nguy sức khỏe với trẻ nhỏ.

Bình sữa, dụng cụ tập nhai, núm ti giả, dụng cụ tập nhai...mặc dù tiện dụng nhưng những dụng cụ này này có nhiều khe nhỏ rất khó vệ sinh. Đặc biệt, phần gioăng cao su trên nắp giúp chất lỏng không bị rò rỉ dễ bị nấm mốc. Dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.

Nhiều bố mẹ chọn mua bát cách nhiệt để giữ ấm đồ ăn. Quá trình sử dụng, đồ ăn có thể rơi vào lớp cách nhiệt gây ôi thiu. Bên cạnh đó, bát cách nhiệt khi rửa rất khó làm khô hoàn toàn. Theo thời gian, nó là nơi sản sinh lượng lớn nấm mốc, vi khuẩn gây hại.

Chăn gối, khăn tắm, gấu bông, bàn chải đánh răng, lưới tắp, thảm tắm... Khăn tắm, chăn đắp cần được làm sạch thường xuyên và đúng cách. Bình thường, đường may của những vật dụng này sẽ tạo thành rãnh nhỏ dễ thu hút mạt bụi, nấm mốc. Chưa kể, trẻ có thói quen cầm nắm, ngậm mút những vật dụng này, bố mẹ cần hết sức chú ý.

(Nguồn: Kiến Thức)

7. Thành phố Hồ Chí Minh: Triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2022

Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 trên địa bàn  thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 30/6 với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”.

Nội dung các hoạt động bao gồm: Tổ chức diễn đàn và tạo điều kiện cho học sinh tham gia diễn đàn, tọa đàm các cấp để trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

Tuyên truyền về Tháng hành động trên hệ thống trang web, bảng tin điện tử và treo băng rôn các thông điệp tại các cơ sở giáo dục, trong đó chú trọng lồng ghép các nội dung tuyên truyền về “Ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6)”; “Ngày Quốc tế xóa bỏ lao động trẻ em (12/6)”, “Ngày Gia đình Việt Nam (28/6)”, “Phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6)”.

(Nguồn: Giáo Dục Thời Đại)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng