Bản tin mẹ và bé ngày 17/3/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 17/3/2022: Toán Soroban - toán thông minh cho bé sợ toán. Chuẩn bị cho con vào lớp 1: Nên hay không theo các lớp tiền tiểu học? Trẻ dưới 5 tuổi là F0 điều trị tại nhà cần liên hệ y tế ngay khi có các dấu hiệu dưới dây; Phát hiện mới về tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ người mẹ mắc COVID-19;  Báo động tình trạng trẻ em Nga bị bắt nạt vì xung đột ở Ukraine...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 17/3/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Chuẩn bị cho con vào lớp 1: Nên hay không theo các lớp tiền tiểu học?

2. Trẻ dưới 5 tuổi là F0 điều trị tại nhà cần liên hệ y tế ngay khi có các dấu hiệu dưới dây

3. Phát hiện mới về tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ người mẹ mắc COVID-19

4. Báo động tình trạng trẻ em Nga bị bắt nạt vì xung đột ở Ukraine

5. Nữ sinh lớp 8 mất tích bí ẩn hơn 1 tháng

6. Vợ chồng trẻ thắt lòng nhìn con thơ 3 tuổi ung thư máu, không tiền chữa trị

7. 5 việc bố mẹ cần làm ngay để ngăn hành vi hung hăng ở con trẻ

8. Toán Soroban - toán thông minh cho bé sợ toán

1. Chuẩn bị cho con vào lớp 1: Nên hay không theo các lớp tiền tiểu học?

Do các trường mầm non đã đóng cửa trong một thời gian dài, trong khi ngưỡng cửa vào lớp 1 cho trẻ sinh năm 2016 đang tới gần, nên nhiều phụ huynh “như ngồi trên đống lửa”.

Các cháu đã phải nghỉ học mầm non từ khá lâu. Nếu như học sinh những cấp khác còn được học trực tuyến thì lứa 2016 lại gần như không được dạy gì. Vì vậy, tôi sợ khi vào tiểu học con sẽ bị ngợp, đây cũng là tâm tư chung của các phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1. 

Mang theo tâm lý đó, nhiều phụ huynh đã quyết định đăng ký cho con em mình theo học các lớp tiền tiểu học với nhiều hình thức khác nhau. Một số phụ huynh lại lựa chọn các lớp tiền tiểu học online để vừa bổ sung kiến thức cho trẻ, vừa giữ an toàn cho cả gia đình. 

Trước thực tế này, cô Nguyễn Thị Bình Minh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thăng Long (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhận định: Cha mẹ không cần thiết phải cho con tham gia các lớp tiền tiểu học. Nếu đã được học trước, các con khi vào lớp sẽ không còn tập trung nữa, từ đó dẫn tới tâm lý chủ quan. Quá trình tự khám phá kiến thức cũng không còn. Như thế rất đáng tiếc.

(Nguồn: https://nhandan.vn/)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Trẻ dưới 5 tuổi là F0 điều trị tại nhà cần liên hệ y tế ngay khi có các dấu hiệu dưới dây

Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật. Sốt cao liên tục > 39oC và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt + chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ.

Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi: Trẻ < 2 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút; Trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút; Trẻ từ 12 tháng đến < 5 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút. Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn.

SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2);Tím tái; Mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít. Nôn mọi thứ. Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được. Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng...Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần khám, chữa bệnh.

(Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/)

3. Phát hiện mới về tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ người mẹ mắc COVID-19

Cùng với kết quả dưới 2% trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ mẹ mắc COVID-19, nhóm nghiên cứu Anh không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc trẻ sơ sinh dương tính với SARS-CoV-2 và việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Phát hiện được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh (British Medical Journal – BMJ) trên cơ sở tổng hợp và phân tích gần 500 nghiên cứu trước đây liên quan tới khoảng 29.000 bà mẹ.

Theo Giáo sư Shakila Thangaratinam tại Đại học Birmingham (Anh) - Trưởng nhóm nghiên cứu - và Trung tâm hợp tác vì sức khỏe phụ nữ toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đây là nghiên cứu toàn diện nhất từ trước đến nay, qua đó cung cấp cái nhìn sâu rộng nhất về nguy cơ lây truyền virus SARS-CoV-2 từ mẹ sang con trong thai kỳ.

Giáo sư Thangaratinam nhấn mạnh công trình nghiên cứu của bà và các cộng sự tạo sự an tâm cho các bậc cha mẹ và những người sắp làm cha mẹ khi thấy rằng chưa đầy 1% trẻ sơ sinh có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 trong 48 giờ đầu tiên sau khi chào đời.

(Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/)

4. Báo động tình trạng trẻ em Nga bị bắt nạt vì xung đột ở Ukraine

Theo Save the Children, trẻ em Nga đang trở thành mục tiêu của những vụ bắt nạt, lạm dụng ở trường học và trên mạng vì sự giận dữ của cộng đồng quốc tế trước chiến dịch quân sự của chính quyền Moscow ở Ukraine.

Ông Jon Kristian Lange, cố vấn cấp cao của Save The Children, cho biết hôm 16-3 rằng tình trạng bắt nạt đã trở nên tồi tệ đến mức nhiều trẻ em gốc Nga ở Đan Mạch tự viện cớ để được nghỉ học vì không dám đến trường.

Theo ông Lange, tình trạng phân biệt đối xử đối với những đứa trẻ gốc Nga xảy ra tương tự những gì trẻ em gốc châu Á phải gánh chịu sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát lần đầu tiên từ Trung Quốc.

(Nguồn: https://plo.vn/)

5. Nữ sinh lớp 8 mất tích bí ẩn hơn 1 tháng

Ngày 16/3, Công an xã Ia Chia (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cho biết, đơn vị đã tiếp nhận đơn trình báo của anh Ksor Da (trú tại làng Tang, xã Ia Chia, huyện Ia Grai) vào sáng cùng ngày về việc con gái mình là Puih Phuýt (14 tuổi, học lớp 8) mất tích.

Theo chia sẻ của bố nữ sinh, trước đó gia đình có nghe thông tin một số người lạ rủ cháu đi làm ở các thành phố lớn với thu nhập cao.

Anh Da chia sẻ, vào cuối năm 2021, cháu Puih Phuýt cũng bỏ nhà theo bạn trai xuống huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai). Tuy nhiên, chỉ 1 tuần sau, lực lượng công an đã tìm thấy và bàn giao cháu cho gia đình.

(Nguồn: https://saostar.vn/)

6. Vợ chồng trẻ thắt lòng nhìn con thơ 3 tuổi ung thư máu, không tiền chữa trị

Vợ chồng anh Nguyễn Quang Nghị và chị Nguyễn Thị Thùy Sương (cùng SN 1994, trú tại thôn Xuân Tùy, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) có với nhau 2 mặt con. Trong đó, cháu Nguyễn Thảo My (SN 2019) là con út và hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Từ khi ra đời, My là một đứa trẻ có tình trạng sức khỏe bình thường, không mắc bệnh bẩm sinh.

Thế nhưng vào dịp Tết Nhâm Dần 2022, bé bỗng liên tục kêu đau, khóc không ngừng từ sáng đến tối nên vợ chồng anh Nghị đưa con lên khám ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị.  vợ chồng tôi chết lặng khi nghe bác sĩ chẩn đoán cháu bị ung thư máu giai đoạn đầu, nếu không chữa trị kịp thời thì khó giữ tính mạng

Vợ chồng anh không có việc làm ổn định, kinh tế gặp nhiều khó khăn. Mặc dù luôn cố gắng để vực dậy hoàn cảnh gia đình nhưng thời gian qua, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên nguồn thu nhập chính của cả gia đình cũng chỉ dựa vào tiền công làm thuê mỗi ngày 200 nghìn của anh Nghị. Lặng nhìn đứa con 3 tuổi miệng bập bẹ “con đau, con đau”, mái tóc đẹp đẽ rụng dần sau những lần xạ trị khiến vợ chồng anh Nghị lòng đau như cắt.

(Nguồn: https://vietnamnet.vn/)

7. 5 việc bố mẹ cần làm ngay để ngăn hành vi hung hăng ở con trẻ

Bước đầu tiên là hiểu những lý do cơ bản khiến con bạn có hành động này. Bạn càng hiểu rõ điều gì đang xảy ra, thì bạn càng có thể giúp con tìm ra những cách khác không gây hấn để giải quyết vấn đề của con.

Khi có dấu hiệu con bạn sắp trở nên hung dữ với người bạn của mình, hãy ngay lập tức bước tới và ngăn con khỏi tình huống này. Hãy cẩn thận đừng dành quá nhiều sự quan tâm cho con bạn để không tạo ra bất kỳ sự tiêu cực nào cho hành vi xấu.

Là cha mẹ, chúng ta cần thể hiện sự tự chủ và sử dụng những lời nói nhẹ nhàng nếu chúng ta muốn con mình cũng làm như vậy. Bạn có thể dễ dàng đáp lại bằng cách la mắng hoặc tức giận, nhưng hãy nhớ rằng con bạn đang nhìn vào bạn để tìm cách xử lý về cách kiểm soát cơn giận của mình như thế nào.

Bạn cũng có thể dạy con mình cách đếm cho đến khi bớt tức giận, cách hít thở sâu để bình tĩnh lại hoặc cách sử dụng lời nói của mình. Tất cả những phương pháp này đều có thể giúp con tập trung ngay lập tức vào sự giảm bớt cơn cuồng nộ và quản lý được cảm xúc.

Điều quan trọng nữa là nói chuyện với con về hành vi gây hấn trong thời điểm bình tĩnh. Bằng một giọng đều đặn, hãy giải thích cho con rằng việc đánh, cắn, đá bạn hay bất cứ ai là các hành vi hung hăng và sai trái. 

(Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/)

8. Toán Soroban - toán thông minh cho bé sợ toán

Việc học tập hiện nay luôn luôn là áp lực và ám ảnh, đặc biệt với các bé trong độ tuổi tiểu học, các bé ham chơi, lười học và sợ toán. Tuy nhiên, với phương pháp tư duy khoa học và tiến bộ, toán Soroban sẽ giúp các con thông minh hơn, yêu toán hơn và tự giác học toán hơn...

(Nguồn: Btshop.vn)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng