Bản tin mẹ và bé ngày 17/2/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 17/2/2022: Tìm thấy thi thể bé gái bị cha ném xuống sông; Phụ huynh phản ứng vì phải chi trả phí xét nghiệm Covid-19 trước khi con đến trường; Bé trai khoảng 10 ngày tuổi bị bỏ lại trước cổng trường; Tiến độ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em ở châu Âu chậm chạp; Thứ trưởng Bộ Y tế: Có thể cho trẻ học bán trú...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 17/2/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Tìm thấy thi thể bé gái bị cha ném xuống sông

2. Phụ huynh phản ứng vì phải chi trả phí xét nghiệm Covid-19 trước khi con đến trường

3. Bé trai khoảng 10 ngày tuổi bị bỏ lại trước cổng trường

4. Tiến độ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em ở châu Âu chậm chạp

5. Trẻ đi học, phụ huynh chấp nhận không có phương án an toàn tuyệt đối

6. Khả năng miễn dịch của trẻ em đối với Covid-19 có thể kéo dài 9 tháng

7. Hội chứng kém hấp thu ở trẻ, mẹ tuyệt đối đừng coi thường

8. Thứ trưởng Bộ Y tế: Có thể cho trẻ học bán trú

9. Hạn chế của Toán Soroban online

1. Tìm thấy thi thể bé gái bị cha ném xuống sông

Ông Nguyễn Công Tiến, Chủ tịch UBND xã Tam Hải (huyện Núi Thành, Quảng Nam) cho biết, thi thể của bé T.L.Y.V. (5 tuổi) đã tìm thấy lúc 0h15 cùng ngày. Địa phương đã lập biên bản, bàn giao thi thể cháu cho gia đình đưa về nhà.

Trước đó, khoảng 19h30 ngày 16/2, Trần Văn Viên (30 tuổi) xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau vì ghen tuông với vợ là Lê Thị Ty Na (30 tuổi, cùng trú xã Tam Hải). Sau đó, Viên cõng bé gái T.L.Y.V. trên vai rồi ném xuống sông Trường Giang. Toàn bộ vụ việc được camera an ninh ghi lại.

(https://tienphong.vn/)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Phụ huynh phản ứng vì phải chi trả phí xét nghiệm Covid-19 trước khi con đến trường

Bộ GD-ĐT cho biết một số địa phương yêu cầu 100% học sinh phải xét nghiệm Covid-19 trước khi đến trường học trực tiếp, phần lớn kinh phí do phụ huynh chi trả gây phản ứng không cần thiết (một số huyện tại Thanh Hoá, Bà Rịa - Vũng Tàu). Các chuyên gia y tế, Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế chỉ khuyến cáo xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh và có yếu tố dịch tễ, không cần xét nghiệm 100% học sinh, đặc biệt không cần thiết xét nghiệm với trẻ em mầm non.

Để học sinh trở lại trường học an toàn, Bộ GD-ĐT đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch nhất quán việc đưa trẻ em mầm non, học sinh đến trường đảm bảo an toàn. Ban hành hướng dẫn và thống nhất với các địa phương về việc test sàng lọc học sinh khi tới lớp; test thường xuyên/định kỳ, cụ thể đối tượng nào cần test. 

(https://nld.com.vn/)

3. Bé trai khoảng 10 ngày tuổi bị bỏ lại trước cổng trường

UBND xã Yên Thượng (huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn) vừa phát đi thông báo về việc tìm cha mẹ đẻ của một em bé sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn.

Theo đó, khoảng 21h30 ngày 14/2, người dân trên địa bàn xã Yên Thượng phát hiện một bé sơ sinh nằm trong chiếc làn nhựa màu xanh đặt bên lề đường, trước cổng Trường Tiểu học xã Yên Thượng.

Em bé giới tính nam, nặng 4 kg, khoảng 10 ngày tuổi, tình trạng sức khỏe bình thường. Thời điểm phát hiện, bên cạnh em bé có một chiếc làn nhựa màu xanh, một áo khoác màu đen, một áo len màu nâu sậm, một chiếc chăn chiên nhỏ màu hồng đỏ.

(https://baophapluat.vn/)

4. Tiến độ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em ở châu Âu chậm chạp

Anh là một trong những nước đầu tiên phê duyệt vaccine COVID-19 cho người trưởng thành, song Anh đã thụt lùi trong chương trình tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi.  Cho đến nay, Anh chỉ mới tiêm cho trẻ nhỏ dễ bị tổn thương. 

Đan Mạch đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine cho khoảng 47% trẻ từ 5 đến 11 tuổi. Các quốc gia khác đang có tiến độ chậm hơn. Italy mới có 22% trẻ từ 5 đến 11 tuổi được tiêm vaccine.

Cơ quan quản lý tiêm chủng của Đức chỉ khuyến cáo tiêm vaccine COVID-19 cho những trẻ có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn đối với nhóm 5 đến 11 tuổi. Trẻ nhỏ không có bệnh lý có thể được tiêm chủng nếu phụ huynh có nhu cầu, nhưng không có khuyến cáo rõ ràng.

Pháp cũng nằm trong số các quốc gia hàng đầu của Liên minh châu Âu về tiêm chủng cho người lớn và thanh thiếu niên, với trên 77% tổng dân số đã tiêm 2 mũi. Tuy nhiên, tiến độ tiêm chủng cho nhóm trẻ nhỏ hơn còn chậm chạp, khi chưa đến 5% đã tiêm mũi đầu tiên.  

Cơ quan y tế của Thụy Điển vào cuối tháng trước đã thông báo rằng họ sẽ không khuyến nghị tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi. Tuy nhiên, trẻ em có nguy cơ cao vẫn nên tiêm chủng.

(https://baotintuc.vn/)

5. Trẻ đi học, phụ huynh chấp nhận không có phương án an toàn tuyệt đối

Không ít phụ huynh ở Hà Nội xác định đi học, con đối mặt nguy cơ lây nhiễm. Nhưng suy xét nhiều khía cạnh, họ vẫn đồng ý để trẻ tiểu học đến trường. Do việc học online ảnh hưởng không tốt đến trẻ như nghiện điện thoại, chơi game, giảm tương tác với những người xung quanh, trẻ thực sực rất cần được đến trường. 

Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, mọi người, trong đó có cả phụ huynh, cần có tâm lý chủ động để kết thúc dịch bệnh dù không có phương án nào tuyệt đối để bảo vệ tất cả. Thay vì lo con nhiễm, các phụ huynh cho rằng các gia đình nên tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cho trẻ. Phụ huynh cũng cần chuẩn bị cả tâm lý và những vật dụng cần thiết cho trẻ khi đến trường như khẩu trang, nước sát khuẩn, bình nước riêng, dặn dò con thực hiện tốt biện pháp phòng, chống dịch.

(https://zingnews.vn/)

6. Khả năng miễn dịch của trẻ em đối với Covid-19 có thể kéo dài 9 tháng

“Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, khả năng miễn dịch của trẻ em đối với Covid-19 kéo dài hơn ở người lớn. Trong khi khả năng miễn dịch của người lớn chỉ kéo dài trong 6 tháng, thì ở trẻ em, thời gian này là 9 tháng”, ông Yevgeny Timakov nói.

Theo chuyên gia này, trẻ càng lớn thì lượng kháng thể ngày càng phát triển. “Trẻ nhỏ ít kháng thể hơn, nhưng chúng có các yếu tố bảo vệ khác, đặc biệt là tế bào T (Tế bào T là một dạng tế bào miễn dịch, có nhiệm vụ chủ yếu là phát hiện và tiêu diệt các tế bào mầm bệnh hoặc nhiễm bệnh - ND)”.

Ông lưu ý, tiêm chủng cho tất cả trẻ không phải là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu hiện nay vì chúng đã phát triển khả năng miễn dịch tự nhiên để chống lại việc tái nhiễm Covid-19 sau khi từng mắc căn bệnh này. Vì thế chỉ cần tiêm chủng cho những trẻ chưa bị mắc Covid-19.

(https://vov.vn/)

7. Hội chứng kém hấp thu ở trẻ, mẹ tuyệt đối đừng coi thường

Hội chứng kém hấp thu là tình trạng dễ gặp với bất cứ ai và thường gặp ở trẻ nhỏ. Kém hấp thu là tình trạng trẻ không hấp thu được các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ thức ăn, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, trẻ chậm phát triển và sinh ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu

– Cho trẻ ăn dặm quá sớm: Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ không tập cho trẻ làm quen từ từ một loại thức ăn mới, đặc biệt là những thực phẩm có cấu trúc phân tử phức tạp hoặc tính dị nguyên cao như lòng trắng trứng, các loại hải sản.

- Chế độ ăn thiếu sự cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm: Chất bột đường, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất cũng có thể dẫn đến tình trạng trẻ hấp thụ thức ăn kém, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

- Loạn khuẩn ruột: Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng hệ vi sinh đường ruột trở nên mất cân bằng. 

- Thiếu enzyme tiêu hóa: Khi có enzym hay men tiêu hóa (tồn tại trong tuyến nước bọt, gan, tuy,...), thức ăn sẽ được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. 

Ngoài ra, Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, không dung nạp đường lactose cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó hấp thu dinh dưỡng.

(https://suckhoedoisong.vn/)

8. Thứ trưởng Bộ Y tế: Có thể cho trẻ học bán trú

Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định không có sự khác biệt về nguy cơ lây nhiễm cho học sinh học một buổi, hai buổi hay ăn bán trú. Vì vậy, có thể cho học bán trú để giảm phiền hà. Bộ Y tế sẽ sớm có hướng dẫn về chăm sóc, thuốc điều trị cho học sinh mắc Covid-19 nhằm tạo sự an tâm cho phụ huynh và xã hội.

Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị lãnh đạo địa phương, Sở Y tế cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo không quy định học sinh phải xét nghiệm sàng lọc trước khi đến trường, lớp. "Chỉ xét nghiệm với trường hợp có triệu chứng nghi nhiễm hoặc dấu hiệu dịch tễ tiếp xúc với F0".

Theo các nghiên cứu khoa học, virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục xuất hiện biến chủng, vì vậy, tiêm phòng vaccine là biện pháp quan trọng để giảm tỷ lệ lây nhiễm hoặc nếu lây nhiễm sẽ giảm tỷ lệ chuyển nặng, phải nhập viện, tử vong.

(https://zingnews.vn/)

9. Hạn chế của Toán Soroban online

Toán soroban online tuy có rất nhiều ưu điểm, nhưng không phải là không có những hạn chế, đó là sự tương tác một chiều, không có sự kiểm soát của bố mẹ. Đặc biệt Toán Soroban giúp phát triển rất mạnh cả 2 bán cầu não của bé, nếu các con học quá thời lượng và kiến thức trong một khoảng thời gian ngắn cũng là không tốt...

(Btshop.vn)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng