Bản tin mẹ và bé ngày 16/5/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 16/5/2022: Học Toán Finger Math bao lâu thì con tự tính toán nhẩm thành thạo? Bé 9 tuổi suy tuyến thượng thận, bác sĩ cảnh báo việc lạm dụng corticoid; Hậu quả kéo dài của dậy thì sớm; 6 hành vi ngăn cản con phát triển tố chất lãnh đạo mà bố mẹ không nhận ra; Phụ huynh nữ sinh lớp 9 tố một phó hiệu trưởng ở Tây Ninh sàm sỡ; Cha mẹ có đang chăm con quá mức?...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 16/5/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Bé 9 tuổi suy tuyến thượng thận, bác sĩ cảnh báo việc lạm dụng corticoid

2. Hậu quả kéo dài của dậy thì sớm

3. 6 hành vi ngăn cản con phát triển tố chất lãnh đạo mà bố mẹ không nhận ra

4. Bồi dưỡng năng lực tư duy của trẻ như thế nào cho đúng?

5. Năm yếu tố ảnh hưởng đến IQ trẻ, cha mẹ biết cách cải thiện con sẽ thông minh

6. Phụ huynh nữ sinh lớp 9 tố một phó hiệu trưởng ở Tây Ninh sàm sỡ

7. Cha mẹ có đang chăm con quá mức?

8. Học Toán Finger Math bao lâu thì con tự tính toán nhẩm thành thạo?

1. Bé 9 tuổi suy tuyến thượng thận, bác sĩ cảnh báo việc lạm dụng corticoid

Trẻ thường hay gặp các vấn đề về tai, mũi, họng. Mỗi lần như vậy, phụ huynh thường ra hiệu thuốc mua thuốc mà không có sự thăm khám, kê đơn của các bác sĩ. Các thuốc này có thành phần corticoid giúp trẻ khắc phục triệu chứng bệnh nhanh (giảm ho, giảm đau…) nhưng để lại hậu quả nặng nề về sau.

Theo Ths.BS Quỳnh, nhiều trẻ mắc viêm phế quản uống thuốc có thành phần corticoid quá lâu dài, năm này qua năm khác, cũng gây suy tuyến thượng thận. BS Quỳnh từng thăm khám cho trường hợp bé trai 9 tuổi bị suy tuyến thượng thận. Khai thác tiền sử cho thấy bạn nhỏ được cho dùng quá nhiều thuốc có thành phần conrticoid. 

Nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân dừng thuốc có thành phần corticoid và điều trị, can thiệp đã giúp tuyến thượng thận có thể hồi phục lại bình thường nhưng cũng có trường hợp mãn tính, tuyến thượng thận không thể hồi phục nữa. Trường hợp này, bệnh nhân phải uống hormone tuyến thượng thận cả đời.

( Nguồn: Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Hậu quả kéo dài của dậy thì sớm

Ngoài việc rút ngắn tuổi thơ của một bé gái, dậy thì sớm để lại những hệ lụy có thể đi theo suốt cuộc đời như nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn, mang thai ở tuổi vị thành niên, HPV, bệnh tim, tiểu đường…Bên cạnh đó, dậy thì sớm cũng là yếu tố khiến trẻ có khả năng đối mặt với những rủi ro về tâm lý. Trẻ em gái phát triển sớm có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn.

Trẻ cũng có khả năng cao uống rượu, hút thuốc lá và cần sa, cũng như xu hướng quan hệ tình dục sớm hơn. Một yếu tố tiêu cực khác có thể xảy ra là cơ thể phát triển sớm của trẻ đôi khi bị phân biệt. Trong khi đó, điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý về hình ảnh cơ thể của trẻ. Đồng thời, khiến trẻ phải có những hành vi mà bản thân chưa sẵn sàng. 

(Nguồn: Giáo Dục Thời Đại)

3. 6 hành vi ngăn cản con phát triển tố chất lãnh đạo mà bố mẹ không nhận ra

Cha mẹ loại bỏ rủi ro ra khỏi cuộc sống của trẻ, chúng sẽ dần phát triển tính cách kiêu ngạo, lòng tự trọng thấp. Bố mẹ giải cứu, giúp đỡ trẻ quá nhanh khiến trẻ dần mất đi tính tự chủ, tính trách nhiệm và trở thành người thích ỷ lại người khác.

Khi bố mẹ phát cuồng quá dễ dàng với những thành tích mà trẻ đạt được, coi thường những hành vi kém, cuối cùng trẻ sẽ học được cách gian lận, phóng đại, nói dối, né tránh thực tế khó khăn. Bố mẹ khen thưởng quá nhiều cho trẻ mà bỏ qua những lúc trẻ không làm tốt nhưng mong đợi. Trẻ sẽ không trải nghiệm được động lực cố gắng hết sức mình cũng như hiểu nhầm tình yêu vô điều kiện của bố mẹ.

Bố mẹ không chia sẻ những sai lầm của bản thân trong quá khứ: Nếu chia sẻ cảm giác của bố mẹ mỗi khi đối mặt với những trải nghiệm tương tự, sẽ phần nào khiến trẻ học cách đưa ra những lựa chọn tốt. Bố mẹ nhầm lẫn trí thông minh, năng khiếu là quan trọng nhất: Những người thông minh bẩm sinh chỉ chiếm số ít, tất cả những người tài giỏi đa số hiện nay đều là do bản thân họ nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ vì vậy không nên đánh giá, so sánh trẻ với những đứa trẻ khác.

(Nguồn: Báo Dân Sinh)

4. Bồi dưỡng năng lực tư duy của trẻ như thế nào cho đúng?

Giai đoạn từ 3-11 tuổi được nhiều chuyên gia giáo dục nhận định là “giai đoạn vàng” để trẻ hoàn thiện trí não và hình thành, phát triển năng lực tư duy nền tảng. Qua đó, giúp gia tăng khả năng tiếp nhận, mở rộng kiến thức ở các bậc học cao hơn.

Theo các chuyên gia giáo dục, không phải trẻ nhỏ nào cũng có quá trình phát triển năng lực tư duy tương tự nhau. Do đó, cần phải xác định được năng lực tư duy của trẻ đang ở mức nào, mong muốn thay đổi ra sao trước khi quyết định lựa chọn trung tâm cho con.

Như vậy, để chuẩn bị năng lực tư duy toàn diện cho con trẻ, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các chương trình học sao cho phù hợp với mục đích và năng lực thực tế của con. Tránh tình trạng chạy theo xu thế, lựa chọn không đúng, vừa mất thời gian, vừa sai phương pháp, trong khi vẫn không thể phát huy được khả năng tiềm tàng của con.

(Nguồn: Gia Đình Online)

5. Năm yếu tố ảnh hưởng đến IQ trẻ, cha mẹ biết cách cải thiện con sẽ thông minh

Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái thông minh, mạnh khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được những yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số IQ của trẻ là Di truyền, sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng, thể trạng cơ thể và môi trường sống.

Chỉ số IQ chính là thước đo đánh giá sự thông minh của con người. Đứa trẻ nào càng sở hữu IQ cao thì càng có tư duy và phản xạ nhanh nhạy. Tương lai chắc chắn sẽ có tiền đồ, bố mẹ được nở mày nở mặt.

(Nguồn: Phụ Nữ Việt Nam)

6. Phụ huynh nữ sinh lớp 9 tố một phó hiệu trưởng ở Tây Ninh sàm sỡ

Theo phản ánh từ gia đình, sáng 10-5, khi kết thúc môn thi Toán, ông N.V.T. (SN 1978, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Long Khánh) gọi em T.N.B.C. (SN 2007, học sinh lớp 9) vào phòng làm việc và đã có hành vi dâm ô với C. như hôn lên má, sờ ngực, mông, ấn tay vào vùng nhạy cảm của nữ sinh...Theo gia đình, vụ việc đã gây tâm lý lo sợ, hoảng loạn cho C. khiến em phải bỏ thi 4 môn còn lại của kỳ thi học kỳ II vào ngày 11-5.

Trong bản tường trình sau đó, ông N.V.T. xác nhận có gọi em C. lên phòng làm việc để hỏi thăm việc thi học kỳ II và ôn thi tuyển lớp 10, ông có dùng tay đụng vào nốt ruồi trên mặt em C.

Ngày 16-5, lãnh đạo Trường THCS Long Khánh (huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh) cho biết đã nắm thông tin phản ánh việc phó hiệu trưởng nhà trường có hành vi sàm sỡ với nữ học sinh lớp 9. "Tuy nhiên, đây chỉ là một chiều do em C. kể lại cho mẹ. Đáng tiếc là nhà trường không lắp camera, cũng không có ai chứng kiến nên vụ việc phải chờ kết luận điều tra của công an".

(Nguồn: VTC)

7. Cha mẹ có đang chăm con quá mức?

Cha mẹ hỗ trợ con mình quá mức trong các nhiệm vụ, điều này có thể khiến đứa trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển các kỹ năng thiết yếu. Yêu thương, chăm sóc, tình cảm và lời khen ngợi mà cha mẹ dành cho con cái vượt mức độ cần thiết khiến trẻ sẽ không quen với bất kỳ lời chỉ trích mang tính xây dựng nào, thậm chí luôn cần tới lời khen ngợi, trấn an đó thường xuyên.

Đáp ứng quá mức mọi nhu cầu của trẻ với nỗ lực " làm cho con vui" khiến trẻ trở nên bị động, thiếu linh hoạt trong việc xoay sở xử lý 1 tình huống. Tin mọi điều con nói kể cả những lời nói dối cũng là 1 biểu hiện của cha mẹ chăm quan quá mức.

Ngoài ra, quá chú trọng vào việc đảm bảo một đứa trẻ phát triển lòng tự trọng ở mức độ cao cũng là một khía cạnh của việc nuôi dạy con cái quá mức. Điều này thể hiện ở việc cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng vào đứa trẻ, gượng ép đứa trẻ không được quyền nhút nhát, không được quyền thua kém các bạn.

(Nguồn: Gia đình online)

8. Học Toán Finger Math bao lâu thì con tự tính toán nhẩm thành thạo?

Toán Finger Math là một sản phẩm toán thông minh tuyệt vời, ít lý thuyết, nhiều thực hành. Bé học hết phần nào, con có thể thành thạo tính toán nhẩm tốt phần đó. Học đâu chắc đó.

(Btshop)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng