Bản tin mẹ và bé ngày 15/3/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 15/3/2022: Bố mẹ hoàn toàn có thể trở thành "thầy cô giáo" với Toán Soroban. Nghe "cựu F0" tư vấn, mẹ cho con nhỏ uống Molnupiravir; Con trai ba tuổi nghịch súng, vô tình bắn chết người mẹ; Người đã nhiễm Covid-19 sau bao lâu có thể mang thai? Những đứa trẻ chiến đấu với hậu Covid-19 mỗi ngày; Chọn trường vào lớp 1: Hết thời 'giáo dục đồng phục', phụ huynh đừng ám ảnh với tiêu chí trường hot...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 15/3/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Nghe "cựu F0" tư vấn, mẹ cho con nhỏ uống Molnupiravir

2. Con trai ba tuổi nghịch súng, vô tình bắn chết người mẹ

3. Người đã nhiễm Covid-19 sau bao lâu có thể mang thai?

4. Những đứa trẻ chiến đấu với hậu Covid-19 mỗi ngày

5. Có được đăng ký khai sinh cho con tại nơi tạm trú?

6. Chọn trường vào lớp 1: Hết thời 'giáo dục đồng phục', phụ huynh đừng ám ảnh với tiêu chí trường hot

7. Được trở thành "đôi chân" giúp bạn đến trường chính là niềm vui của em!

8. Bố mẹ hoàn toàn có thể trở thành "thầy cô giáo" với Toán Soroban

1. Nghe "cựu F0" tư vấn, mẹ cho con nhỏ uống Molnupiravir

Sau 6 ngày mắc Covid-19, bé trai 7 tuổi tại huyện Bình Chánh, TP.HCM vẫn test nhanh dương tính. Cậu bé không có triệu chứng nặng, chỉ hơi đau họng, ho, sốt nhẹ. Tuy vậy, chị Hồng (Bình Chánh, TP.HCM), mẹ bé vô cùng hoang mang sau khi cho con trai mắc Covid-19 uống Molnupiravir. Đây là thuốc có chỉ định nghiêm ngặt và không dùng ở người dưới 18 tuổi.

Với trường hợp cho trẻ uống nhầm 1 viên Molnupiravir 400mg, bác sĩ Lê Quang Mỹ khuyên phụ huynh cần ngưng ngay thuốc, theo dõi chặt các biểu hiện ở bé.
Nếu bé trai bị ngứa, vàng da, tiểu ít… thì có thể đã bị tác dụng phụ của thuốc, gia đình đưa bé đến bệnh viện có chuyên khoa nhi để được thăm khám kỹ hơn, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. 

Trong các cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc Molnupiravir, Bộ Y tế cho biết, thuốc có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ, cụ thể là xương và sụn. Thuốc cũng không được dùng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú vì có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

(https://vietnamnet.vn/)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Con trai ba tuổi nghịch súng, vô tình bắn chết người mẹ

Vụ nổ súng thương tâm xảy ra vào khoảng 8 rưỡi tối ngày 12-3, bên ngoài cửa hàng tạp hoá Food 4 Less, cách thành phố Chicago khoảng 30 km về phía nam, khi cả gia đình đang ngồi trong xe hơi của mình. Lúc đó, người cha đang cầm lái, người mẹ ngồi ghế phụ và bé trai ngồi ghế phía sau.  

Cảnh sát trưởng Robert Collins cho biết: “Bằng cách nào đó, cậu bé cầm được khẩu súng và bắt đầu chơi với nó một cách vui vẻ, sau đó cậu chĩa súng và bắn”. Sau khi bé trai ba tuổi nghịch súng và bắn chết mẹ của mình thì cha của cậu bé này đã bị giam giữ và có khả năng dính cáo buộc sử dụng súng, đài ABC News đưa tin hôm 14-3.

Viên đã găm vào cổ mẹ cậu là cô Daejah Bennett, 22 tuổi. Ngay sau khi tai nạn xảy ra, cô được đưa đi cấp cứu ở Trung tâm Y tế Đại học Chicago nhưng không qua khỏi.

(https://plo.vn/)

3. Người đã nhiễm Covid-19 sau bao lâu có thể mang thai?

Theo PGS.TS Phạm Bá Nha, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Bạch Mai, nếu muốn mang thai, phụ nữ mắc Covid-19 nên để bệnh khỏi hoàn toàn, virus SARS-CoV-2 không còn trong cơ thể. Lý do bởi virus có thể ảnh hưởng tới các tế bào non, tế bào sinh sản. Thông thường, sau thời gian khoảng 3 tháng, cơ thể sẽ sản sinh ra những tế bào mới, nang trứng mới. Thời điểm này, nếu mang thai sẽ an toàn cho sản phụ hơn. 

PGS Nha khuyến cáo, phụ nữ muốn có thai hoặc có khả năng mang thai không nên sử dụng thuốc kháng virus để điều trị Covid-19 nếu không có ý kiến chỉ định của bác sĩ bởi có thể ảnh hưởng tới quá trình sinh sản và em bé. Trường hợp đã “lỡ” uống thuốc, theo PGS, bạn tốt nhất nên chờ đợi khoảng 3 tháng kể từ sau liều cuối cùng. Thời gian này, các tế bào, nang trứng mới đã được sinh ra, an toàn hơn khi mang thai.

(https://vietnamnet.vn/)

4. Những đứa trẻ chiến đấu với hậu Covid-19 mỗi ngày

Nhiều trẻ em liên tục tái nhiễm dù đã tiêm chủng, trong khi số khác phải đối mặt với biến chứng khó lường hậu Covid-19. Các nhà khoa học chưa thể tìm ra lời giải cho vấn đề này.

Brooklynn Chiles, 8 tuổi, lăn lộn trên giường bệnh sau 3 lần nhiễm virus corona. Trong cả 3 lần dương tính, Brooklynn không có triệu chứng nặng. Đó có thể được xem là một điều may mắn, nhưng bố của cô bé, Rodney, đã bị lây nhiễm và qua đời vào tháng 9/2021. Mỗi khi có một làn sóng dịch mới, Danielle, mẹ của Brooklynn, luôn lo sợ con gái sẽ tái nhiễm và ốm nặng dù đã được tiêm chủng.

Một số trẻ mắc các triệu chứng không rõ nguyên nhân sau khi khỏi bệnh, thường được gọi là triệu chứng Covid-19 kéo dài. Số khác bị tái nhiễm nhiều lần. Nguy hiểm hơn, nhiều trẻ dường như đã hồi phục rất tốt, nhưng sau đó bị viêm nội tạng nghiêm trọng một cách bí ẩn.

Alyssa Carpenter, 3 tuổi đã mắc Covid-19 hai lần với những cơn sốt lạ bùng phát bất ngờ, cùng nhiều triệu chứng bất thường. Đôi khi, bàn chân của Alyssa chuyển sang màu đỏ và đau nhói. Cô bé cũng nhiều lần bị đau tức ngực. Trong vài tháng qua, các triệu chứng của Alyssa bắt đầu giảm dần khiến gia đình cảm thấy nhẹ nhõm hơn, nhưng không ai chắc chắn điều gì đã thay đổi tình trạng của cô bé.

(https://zingnews.vn/)

5. Có được đăng ký khai sinh cho con tại nơi tạm trú?

Gia đình tôi mới sinh cháu bé nhưng hiện nay hộ khẩu vẫn còn đang ở quê. Ở TP.HCM, tôi và vợ chỉ có đăng ký tạm trú. Xin hỏi, tôi có thể đăng ký khai sinh cho con ở nơi tạm trú được không?

Luật sư Đỗ Thanh Trung, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định cha mẹ có thể thực hiện đăng ký khai sinh cho con tại UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ.

Mặt khác, theo khoản 1 Điều 11 Luật Cư trú 2020, nơi cư trú của công dân được quy định bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, đăng ký khai sinh cho trẻ vẫn có thể thực hiện được ở nơi tạm trú của cha hoặc mẹ.

(https://plo.vn/)

6. Chọn trường vào lớp 1: Hết thời 'giáo dục đồng phục', phụ huynh đừng ám ảnh với tiêu chí trường hot

Trao đổi về những băn khoăn của phụ huynh liên quan đến vấn đề chọn trường cho con vào lớp 1, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Ðại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: “Hiện nay, môi trường học tập không còn gói gọn trong 4 bức tường của nhà trường nên không phải cứ chọn trường hot là lập tức con mình sẽ trở thành đứa trẻ giỏi giang.

Với hình thức dạy học tích hợp hướng đến từng đối tượng người học thì những đứa trẻ đều công bằng với nhau về mặt kiến thức. Hơn nữa, học sinh đều có thể tiếp cận được kiến thức bằng thiết bị máy tính, tiếp cận tri thức một cách đa diện, nhiều chiều, nhiều thông tin... Cái quan trọng là học sinh được truyền cảm hứng bởi ai.

Hơn nữa, xu hướng giáo dục hiện nay không phải “giáo dục đồng phục” mà giáo dục cá nhân hóa đi vào từng người nên trường nào cũng có cơ hội thành trường tốt. Điều quan trọng là trường đó phù hợp với con. Trường tốt nhất phải là trường phát huy tốt nhất tất cả năng lực của đứa trẻ, để đứa trẻ tự tin dù nó không có điểm mạnh, để đứa trẻ thấy hạnh phúc trong môi trường đó.

(https://infonet.vietnamnet.vn/)

7. Được trở thành "đôi chân" giúp bạn đến trường chính là niềm vui của em!

Tuấn Khang chia sẻ: “Suốt gần 4 năm đồng hành và việc được trở thành ‘đôi chân’ giúp bạn Anh Đức đến trường chính là niềm vui của em”. Tại ngôi trường Trung học cơ sở Giang Biên (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng), mọi người đều không còn xa lạ với đôi bạn thân Tuấn Khang và Anh Đức.

Vũ Anh Đức là cái tên không còn xa lạ với bất cứ ai trong trường bởi tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập. Sinh ra cũng bình thường như bao bạn khác nhưng vào năm 4 tuổi, sau một cơn sốt, cánh tay trái của Anh Đức không thể cử động và đôi bàn chân cũng không còn đi lại được nữa. Tuy thiệt thòi nhiều về sức khoẻ nhưng bù lại Anh Đức có một ý chí rất kiên cường.

Bùi Tuấn Khang, người bạn đồng hành của Anh đức sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo xã Giang Biên nhưng tinh thần tương ái giúp đỡ bạn bè của em không chỉ khiến các bạn trong trường mà mọi người ai khi nghe đến câu chuyện của em cũng phải nể phục.

Mỗi ngày, hình ảnh Tuấn Khang nhỏ bé miệt mài đẩy xe giúp Anh Đức tới trường bất kể nắng mưa đã mang đến nguồn năng lượng tích cực, một tấm gương sáng “Người tốt – Việc tốt” để các bạn học noi theo.

(https://giaoduc.net.vn/)

8. Bố mẹ hoàn toàn có thể trở thành "thầy cô giáo" với Toán Soroban

Hầu như tất cả các bậc phụ huynh đều gặp vấn đề với việc dạy bé học toán. Tuy nhiên với "Toán Soroban online", các bố mẹ đều có thể trở thành "thầy cô giáo" đích thực...

(Btshop.vn)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng