Bản tin mẹ và bé ngày 14/3/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 14/3/2022: Toán Soroban có phải là "cứu cánh" cho trẻ sợ Toán? Quốc gia dạy về tình dục từ khi trẻ lên 4 tuổi; Học sinh THCS, THPT ở Côn Đảo đi học trực tiếp từ ngày 15/3; Hơn 34.000 trẻ em ở TP.HCM mắc COVID-19 trong tuần đầu tháng 3; Cách nuôi dạy trẻ ở các nước khác biệt thế nào? Bắc Giang tăng cường phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 14/3/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Quốc gia dạy về tình dục từ khi trẻ lên 4 tuổi

2. Học sinh THCS, THPT ở Côn Đảo đi học trực tiếp từ ngày 15/3

3. Hơn 34.000 trẻ em ở TP.HCM mắc COVID-19 trong tuần đầu tháng 3

4. Hai tuần tới lớp của trẻ dưới 3 tuổi ở TP.HCM

5. Campuchia công bố thời gian chờ giữa 2 mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ

6. Cách nuôi dạy trẻ ở các nước khác biệt thế nào?

7. Bắc Giang tăng cường phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh

8. Toán Soroban có phải là "cứu cánh" cho trẻ sợ Toán?

1. Quốc gia dạy về tình dục từ khi trẻ lên 4 tuổi

Thay vì cấm đoán hay coi là chủ đề nhạy cảm, giáo dục giới tính tại Hà Lan đề cập chuyện yêu đương, mối quan hệ tình cảm và tình dục thẳng thắn, có lộ trình rõ ràng.

Các bài học đầu tiên tập trung vào nhận thức về cơ thể. Đến 7 tuổi, các bé sẽ học cách gọi tên chính xác bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh học. Trẻ cũng được tìm hiểu về các kiểu gia đình khác nhau, ý nghĩa của việc trở thành người bạn tốt hay quá trình lớn lên trong bụng mẹ thế nào.

Điều này đồng nghĩa từ khi lên 4 tuổi, trẻ em ở Hà Lan đã được học cách giao tiếp và nói không khi bị người lạ mặt chạm vào. Mục tiêu là đến 11 tuổi, trẻ đủ thoải mái để hiểu về các cuộc thảo luận liên quan sinh sản, tình dục an toàn, lạm dụng tình dục. Các khóa học này còn gọi là tuần lễ “Spring Fever”.

(https://zingnews.vn/)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Học sinh THCS, THPT ở Côn Đảo đi học trực tiếp từ ngày 15/3

Chiều 14/3, UBND huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) ban hành văn bản về việc tổ chức cho học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn huyện đi học trực tiếp trở lại từ ngày 15/3.

sau 21 ngày chuyển đổi từ dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến tại các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn huyện, kể từ ngày 22/2 đến nay, số ca nhiễm SARS-CoV-2 trong học sinh, giáo viên đã giảm nhiều, số ca F0 khỏi bệnh tăng, không có ca chuyển biến nặng phải can thiệp y tế.

(https://baotintuc.vn/)

3. Hơn 34.000 trẻ em ở TP.HCM mắc COVID-19 trong tuần đầu tháng 3

Tại buổi họp báo, thông tin về số ca học sinh mắc Covid-19, Chánh Văn phòng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, từ 7-13/2, thành phố có 449 ca; từ 14-21/2 là 6.799 ca; từ 22-28/2 có 18.022 và từ 1-7/3 là 34.202 ca mắc Covid-19. Như vậy, số ca học sinh mắc Covid-19 thời gian qua tăng gấp đôi, gấp ba sau mỗi tuần trong đó số học sinh tiểu học có tỷ lệ mắc cao hơn các khối khác. Ngành Y tế và ngành Giáo dục cũng đang nỗ lực triển khai các hoạt động xử lý F0 trong trường học, các kịch bản tình uống phù hợp với điều kiện tình hình thực tế

(https://vtc.vn/)

4. Hai tuần tới lớp của trẻ dưới 3 tuổi ở TP.HCM

Bên cạnh những phụ huynh e ngại dịch bệnh, để con ở nhà, nhiều cha mẹ đã cho trẻ dưới 3 tuổi trở lại lớp học, ở bán trú.

Từ ngày 1/3, các cơ sở cơ sở mầm non ở TP.HCM đón trẻ dưới 3 tuổi trở lại trường. Trước đó, tất cả cơ sở giáo dục mầm non đã dừng hoạt động trong 10 tháng do dịch Covid-19. Ghi nhận tại một trường mầm non quốc tế ở TP.HCM cho thấy khoảng 80% trẻ đi học lại, trong đó 50% bé dưới 3 tuổi đến trường.

phụ huynh nên cho trẻ đi học trở lại, giúp con có nền tảng vững chắc cho các cấp học sau này. Trẻ ở nhà không đảm bảo 100% âm tính với SARS-CoV-2. Khi ba mẹ đã đi làm trở lại, việc gửi con đến trường thuận tiện cho công việc. Phụ huynh cũng yên tâm khi nhà trường chuẩn bị các biện pháp an toàn như tập huấn trước với bác sỹ, đo nhiệt độ, rửa tay.

Sau 10 tháng nghỉ học, trẻ đến trường có phần bỡ ngỡ, bịn rịn cha mẹ. Giáo viên có nhiều hoạt động để các con làm quen với nếp sinh hoạt mới.

(https://zingnews.vn/)

5. Campuchia công bố thời gian chờ giữa 2 mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ

Phóng viên TTXVN tại Campuchia ngày 14/3 dẫn nguồn tin báo Khmer Times cho biết Campuchia đã thông báo về thời gian chờ giữa hai mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em dưới 5 tuổi tại nước này.

Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia, Tiến sĩ Or Vandine cho biết thời gian chờ giữa hai mũi tiêm cơ bản cho trẻ em từ 3-4 tuổi là 4 tuần. Bà Or Vandine cũng lưu ý các bậc phụ huynh không nên nhầm lẫn với khoảng cách thời gian tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 cho người lớn là 14 ngày đã được áp dụng trước đây.

(https://baotintuc.vn/)

6. Cách nuôi dạy trẻ ở các nước khác biệt thế nào?

Ở các nước Bắc Âu, việc cho trẻ sơ sinh nằm ngủ bên ngoài vô cùng phổ biến. Các bậc cha mẹ ở Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan tin rằng ngủ ngoài trời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con. 

Ở Phần Lan, học sinh tiểu học được nghỉ 15 phút sau mỗi tiết học 45 phút. Với việc cho phép trẻ nghỉ ngơi thường xuyên để vận động và vui chơi, người ta hy vọng trẻ sẽ tăng khả năng tập trung trong giờ học. Thực tế cho thấy Phần Lan sở hữu hệ thống giáo dục tốt bậc nhất thế giới. 

Phụ huynh trên khắp thế giới có những quan điểm khác nhau về thời điểm trẻ nên đi ngủ. Trong khi các bậc cha mẹ ở New Zealand và Úc cho con đi ngủ từ khoảng 7h30 tối, thì phụ huynh Hong Kong, Ấn Độ và Đài Loan để con ngủ lúc khoảng 10h. 

Ở Ý và nhiều quốc gia châu Âu khác, những đứa trẻ gần tuổi vị thành niên có thể nhấm nháp một chút rượu vang cùng gia đình trong bữa tối...

(https://vtc.vn/)

7. Bắc Giang tăng cường phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh

Ngày 14/3, Sở GD&ĐT Bắc Giang có văn bản triển khai công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước đối với trẻ em, học sinh năm 2022.

Cụ thể, xây dựng kế hoạch chi tiết, đề xuất các giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng, hình thành cho học sinh thói quen tự ý thức, chủ động phòng tránh tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước.

Rà soát, kiểm tra toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp, thiết bị phục vụ việc dạy, học. Với thiết bị phục vụ các hoạt động vui chơi, sinh hoạt: phòng học, đồ dùng thí nghiệm, tường, rào, lan can, khu vui chơi, hệ thống điện… trong khuôn viên nhà trường, kịp thời sửa chữa, thay thế, khắc phục, đảm bảo các tiêu chí trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.

(https://giaoducthoidai.vn/)

8. Toán Soroban có phải là "cứu cánh" cho trẻ sợ Toán?

Toán Soroban đúng là một phương pháp tư duy mới, phương pháp học mới khoa học, tiến bộ và hiện đại. Các bạn nhỏ có thể học Toán Soroban online đơn giản, dễ dàng, có thể tự học tại nhà mọi lúc, mọi nơi mà không cần thầy cô giáo. Tuy nhiên nếu các bố mẹ không kiểm soát và nghiêm túc trong các khuyến cáo thì Toán Soroan sẽ không phải là "cứu cánh" cho trẻ sợ Toán đâu ạ...

(Btshop.vn)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng