Bản tin mẹ và bé ngày 14/2/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 14/2/2022: Hai anh em ruột tử vong do đuối nước; Cận cảnh ngày đầu tiên trẻ mầm non, học sinh tiểu học ở TP.HCM được đến trường; Mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối, người mẹ 21 tuổi từ bỏ chữa trị để sinh con cho chồng; Bé gái được tổng thống dắt đi học từng bị yêu cầu đuổi khỏi trường; Lời khuyên của chuyên gia giúp trẻ mắc Covid-19 giảm nguy cơ tăng nặng...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 14/2/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Hai anh em ruột tử vong do đuối nước

2. Cận cảnh ngày đầu tiên trẻ mầm non, học sinh tiểu học ở TP.HCM được đến trường

3. Phê duyệt SGK lớp 3, lớp 7, lớp 10

4. Mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối, người mẹ 21 tuổi từ bỏ chữa trị để sinh con cho chồng

5. Bé gái được tổng thống dắt đi học từng bị yêu cầu đuổi khỏi trường

6. Test nhanh COVID-19 cho học sinh trở lại trường, phát hiện 1.300 trường hợp dương tính

7. Lời khuyên của chuyên gia giúp trẻ mắc Covid-19 giảm nguy cơ tăng nặng

8. Bệnh hiếm gặp: Người phụ nữ dị ứng trầm trọng với con đẻ của mình

9. Bé trai 14 tuổi phải cắt bỏ tinh hoàn do trì hoãn khám bệnh vì lo ngại Covid-19

10. Brazil: Bùng nổ nạn mù chữ ở trẻ em

11. Ưu điểm của khóa học toán Soroban online.

1. Hai anh em ruột tử vong do đuối nước

Chiều 12-2, 2 bé tự ý đi chơi rồi bị đuối nước. Người dân gọi điện nhờ lực lượng chuyên nghiệp hỗ trợ tìm kiếm cháu N.Đ.K. (SN 2016) và N.T.D.H. (SN 2019) bị mất tích khi rơi xuống sông. Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, đơn vị đã tìm thấy 2 cháu bé bị đuối nước ở xã Bình Ninh, huyện Tam Bình. Cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể cho gia đình tổ chức hậu sự.

(Nguồn: https://www.anninhthudo.vn/)

2. Cận cảnh ngày đầu tiên trẻ mầm non, học sinh tiểu học ở TP.HCM được đến trường

Hôm nay, sau hơn 9 tháng phải ở nhà vì COVID-19, hơn 355.000 trẻ mầm non, hơn 700.000 HS tiểu học và lớp 6 chính thức được trở lại trường.

Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, dù không khảo sát chính thức nhưng tỉ lệ phụ huynh được lấy ý kiến đồng ý cho con đến trường khá cao. Cụ thể, ở bậc tiểu học có 80-85% phụ huynh đồng ý và tỉ lệ này ở mầm non cũng từ 60-80%. Ở nhiều trường, tỉ lệ phụ huynh đồng ý còn đạt từ 90%.

(Nguồn: https://plo.vn/)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

3. Phê duyệt SGK lớp 3, lớp 7, lớp 10

Bộ GD&ÐT đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 3, lớp 7, lớp 10 để các cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng cho năm học 2022-2023.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vừa ban hành 2 quyết định phê duyệt SGK lớp 7, lớp 10. Trong đó, SGK lớp 10 với 44 đầu sách bao gồm 14 môn học và hoạt động giáo dục được biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới. Đối với lớp 7, danh mục SGK bao gồm 40 cuốn thuộc 12 môn học và hoạt động giáo dục. 43 SGK lớp 3 của 11 môn học và hoạt động giáo dục. 

(Nguồn: https://tienphong.vn/)

4. Mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối, người mẹ 21 tuổi từ bỏ chữa trị để sinh con cho chồng

Từ năm 18 tuổi, thỉnh thoảng Kazuo gặp những cơn đau bụng ở thượng vị bên trái nhưng sau một lúc dùng túi chườm, những cơn đau lại dịu đi, nhiều lần kiểm tra cũng không tìm ra được nguyên nhân. Năm 21 tuổi, Kazuo nhận được giấy chẩn đoán ung thư trực tràng giai đoạn cuối từ bác sĩ. Tuy nhiên, người bạn trai Kazuichi lại luôn động viên, ủng hộ cô chiến đấu với bệnh tật. Năm 2019, cả hai quyết định về chung một nhà và sau đó không lâu, Kazuo có thai.Cả hai đã suy nghĩ, bàn bạc khá nhiều vì lo lắng cho tình trạng sức khỏe không ổn của Kazuo. Tuy nhiên, trong lòng cô thực sự muốn sinh cho chồng một đứa con bởi cô biết mình không còn sống được bao lâu nữa. Cô quyết định không điều trị bệnh để sinh con cho chồng.

Vì ung thư đã đến giai đoạn di căn nên bác sĩ buộc phải đưa em bé ra sớm. Sinh non ở tuần thứ 28 nhưng con của Kazuo lại phát triển rất tốt. Tháng 7/2020, em bé được trao về vòng tay của gia đình một cách an toàn. Kazuo đã nghĩ ngay đến việc chia sẻ những ngày tháng bản thân còn được sống thông qua vlog và nhật kí. Cuốn sách "Mẹ không còn trên cõi đời này" - nhật kí của cô sau này đã được xuất bản vào ngày đầu tiên của tháng 12/2021. Tháng 9, Kazuo qua đời sau gần 3 năm chống chọi với bệnh tật.

(Nguồn: https://afamily.vn/)

5. Bé gái được tổng thống dắt đi học từng bị yêu cầu đuổi khỏi trường

Ngày 7/2, Embla Ademi, 11 tuổi, trở lại ngôi trường tiểu học ở Gostivar. Điều đặc biệt, lần này, người dắt em đi học là Tổng thống Stevo Pendarovski của Bắc Macedonia. Hình ảnh cô bé mắc hội chứng Down được người đứng đầu đất nước đưa tới lớp nhận sự quan tâm của truyền thông thế giới về vấn đề bình đẳng và quyền lợi của những học sinh khuyết tật.

Ông bố cô bé cho hay sự việc bắt đầu vào tháng 11 năm ngoái khi một nhóm phụ huynh lớp con gái ông gửi đơn kiến nghị lên hiệu trưởng, yêu cầu trường đuổi cô bé mắc hội chứng Down khỏi lớp, chuyển vào phòng học riêng biệt. Embla được bố trí học theo ca. Trong 2 tuần, em học ở 3 lớp khác nhau. Học trong điều kiện không được tốt. Bố cô bé đã đưa cô bé đến trung tâm dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt để kiến nghị về vấn đề này.

(Nguồn: https://zingnews.vn/)

6. Test nhanh COVID-19 cho học sinh trở lại trường, phát hiện 1.300 trường hợp dương tính

650.000 trẻ em, học sinh toàn tỉnh Đồng Nai đã trở lại trường học trực tiếp. Test nhanh COVID-19, có trên 1.300 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Giám đốc Sở GD-ĐT Trương Thị Kim Huệ cho biết, công tác chuẩn bị đón trẻ em, học sinh trở lại trường trong toàn tỉnh đã được chuẩn bị chu đáo. Sở đã phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, các địa phương để triển khai kế hoạch test nhanh cho học sinh theo đối tượng đã quy định. Những trường hợp qua test nhanh dương tính với COVID- 19 sẽ được điều trị theo hướng dẫn của cơ sở y tế phường xã, trong thời gian điều trị các em sẽ không phải đến trường học trực tiếp mà sẽ học trực tuyến cho đến khi khỏi bệnh.

(Nguồn: https://tienphong.vn/)

7. Lời khuyên của chuyên gia giúp trẻ mắc Covid-19 giảm nguy cơ tăng nặng

Nhiệm vụ quan trọng hạn chế khả năng tăng nặng ở trẻ mắc Covid-19

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, có hai nhiệm vụ quan trọng hạn chế khả năng tăng nặng bệnh ở trẻ.

Đầu tiên là đảm bảo trẻ diễn biến nhẹ phải được chăm sóc đầy đủ ở tầng thấp, phát hiện sớm diễn biến nặng, lực lượng y tế cơ sở phải đảm nhiệm được. Điều này sẽ giúp giải quyết tình huống gia đình khi có trẻ thành F0 rất dễ lo lắng, lúng túng và có nhu cầu đi bệnh viện trong khi điều đó không cần thiết với trẻ mắc nhẹ.

Tiếp đến là việc nâng cao năng lực điều trị ca bệnh nặng rất cần thiết vì thực tế số bệnh nhi diễn biến nặng ít nhưng số cơ sở hồi sức nhi nhỏ tuổi cũng rất ít. Yêu cầu phải tăng cường đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực điều trị nhi khoa, chuyển giao kỹ thuật.

(Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/)

8. Bệnh hiếm gặp: Người phụ nữ dị ứng trầm trọng với con đẻ của mình

Fiona Hooker (32 tuổi) đến từ Hampshire, Anh lần đầu tiên nhận thấy những vùng ngứa đỏ trên bụng khi cô mang thai được 31 tuần. Thời gian trôi qua, tình trạng dị ứng ngày càng trầm trọng hơn. Thậm chí, sau khi sinh Fiona Hooker bị ngứa từng mảng, có khi nổi mụn nước ở bụng.

Fiona được chẩn đoán mắc bệnh Pemphigoid Gestationis -  một tình trạng mang thai hiếm gặp, được biết đến là cứ 50.000 người mới có 1 người mắc bệnh.Cơ thể của cô phản ứng với một gen trong DNA của con trai khiến hệ thống miễn dịch của cô tấn công làn da của chính mình.

Fiona Hooker đã được kê một liều lượng mạnh steroid uống và kem bôi để kiểm soát tình trạng dị ứng. Rất may, chứng dị ứng bắt đầu thuyên giảm sau sáu tháng kể từ khi cô bắt đầu dùng steroid. Nhưng sự thay đổi không phải là vĩnh viễn vì cô ấy phải sử dụng các loại kem khá thường xuyên.

(Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/)

9. Bé trai 14 tuổi phải cắt bỏ tinh hoàn do trì hoãn khám bệnh vì lo ngại Covid-19

Ngày 9/2, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận bệnh nhi Nhữ Mạnh Q. (nam, sinh năm 2008, trú tại TP Tuyên Quang) có tình trạng đau tức vùng bẹn bìu bên trái. Được biết, cháu bé đã sưng đau bìu trái từ 3 ngày trước đó, nhưng không đi khám và điều trị do lo ngại dịch bệnh Covid-19.

Sau khi thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị xoắn tinh hoàn trái, tiến hành mổ cấp cứu ngay. Trẻ đến khám muộn, trong quá trình phẫu thuật thấy tinh hoàn trái bị xoắn 2 vòng, tím đen hoàn toàn, không hồi phục. Do vậy phải cắt bỏ tinh hoàn trái.

Chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ huynh đừng vì quá lo ngại dịch bệnh Covid-19 mà chậm trễ đưa trẻ đi viện bởi khi đã quá thời điểm tốt nhất để can thiệp hay phẫu thuật thì việc điều trị sẽ trở nên rất khó khăn.

(Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/)

10. Brazil: Bùng nổ nạn mù chữ ở trẻ em

Báo cáo của nhóm từ thiện Tất cả vì giáo dục Brazil (Todos Pela Educacao) cho thấy, số trẻ em 6 và 7 tuổi mù chữ tại Brazil đã tăng 66% trong đại dịch Covid-19.

Cụ thể, tăng từ 1,4 triệu vào năm 2019 lên 2,4 triệu vào năm 2020. Con số trên đại diện cho 40,8% trẻ em trong độ tuổi 6, 7 tại Brazil. Điều này được cho là dấu hiệu đáng lo ngại đối với một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch. Trong đó, việc đóng cửa trường học trên diện rộng gây bất lợi rất lớn cho người nghèo.

Từ trước đại dịch Covid-19, hệ thống giáo dục Brazil đã bộc lộ nhiều yếu kém. Dù là nền kinh tế phát triển, tỷ lệ mù chữ tại nước này tương đối cao. Vào năm 2010, chỉ 25% dân số Brazil biết đọc, viết.

(Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/)

11. Ưu điểm của khóa học toán Soroban online.

Khóa học Soroban online dạy phương pháp tính nhanh nổi tiếng được rất nhiều trẻ em Nhật Bản và thế giới tin dùng. Ưu điểm của Toán Soroban là đơn giản, dễ học, dễ nhớ, dễ thực hành, ít lý thuyết. Trẻ có thể học toán soroban mọi nơi, mọi lúc trên điện thoại thông minh, máy tính, ipad có kết nối internet..

(Nguồn: Btshop.vn)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng