Bản tin mẹ và bé ngày 13/12/2021 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 13/12/2021: 2 điều kỵ khi nuôi dạy con trai, 5 điều kỵ khi nuôi dạy con gái; Bị mẹ mắng vì làm bài ẩu, bé trai đòi...xét nghiệm huyết thống; Học sinh lớp 1 và 2 kiểm tra học kỳ bằng hình thức trực tiếp; Ngày đầu học sinh TP.HCM trở lại trường sau 7 tháng gián đoạn...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 13/12/2021 - BTshop👍

Mục lục

1. Hai điều kỵ khi nuôi dạy con trai, 5 điều kỵ khi nuôi dạy con gái

2. Bị mẹ mắng vì làm bài ẩu, bé trai đòi...xét nghiệm huyết thống

3. Học sinh lớp 1 và 2 kiểm tra học kỳ bằng hình thức trực tiếp

4. Ngày đầu học sinh TP.HCM trở lại trường sau 7 tháng gián đoạn

5. Đồng hành cùng con đạt mục tiêu

6. Bà nội mất tích, hai cháu nhỏ tử vong dưới ao

7. Cả nhà đang ăn tối, bà mẹ phát hiện điều lạ trên mặt con gái liền tức tốc đưa tới bệnh viện

8. Mẹ kiêng thực phẩm này khiến con thiếu dinh dưỡng và ảnh hưởng phát triển trí não

 

1. Hai điều kỵ khi nuôi dạy con trai, 5 điều kỵ khi nuôi dạy con gái

Dưới đây là những điều cần tránh trong việc giáo dục con trai và con gái.

2 điều kiêng kỵ khi nuôi con trai: 
Kỵ một mực nhấn mạnh sự mạnh mẽ, dũng cảm vì dù sao bé trai cũng vẫn còn là trẻ nhỏ, có những nét tính cách yếu mềm cũng cần được thể hiện cảm xúc ra ngoài. 

Kỵ việc thiếu sự giáo dục của cha: Sự có mặt của những người cha đã đủ là hình tượng mẫu về sự cường mạnh, nam tính. Nếu người cha vắng bóng trong việc giáo dục con trẻ thì có thể trở nên mềm yếu.

5 điều kiêng kỵ khi giáo dục con gái: Kỵ nghèo tình cảm; Kỵ trọng nam khinh nữ; Kỵ nội giận và tùy tiện; Kỵ không tự lập; Kỵ lẩn tránh chủ đề giới tính.

(https://doanhnghiepvn.vn/)

Có thể bạn quan tâm: Toán finger math online phương pháp giúp các bé 3-5 tuổi học toán dễ dàng nhất!

2. Bị mẹ mắng vì làm bài ẩu, bé trai đòi...xét nghiệm huyết thống

Mới đây, ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, một bé trai 7 tuổi bị mẹ mắng vì làm bài tập không nghiêm túc đã có phản ứng vô cùng thú vị khi bị mắng, bé trai đã vô cùng ấm ức, nghi ngờ mẹ của mình không phải mẹ ruột, cậu đòi lấy máu nghiệm thân (dùng máu để kiểm tra quan hệ thuyết thống) giống như trong phim để xác nhận xem mình là con ruột hay con nuôi.

Người mẹ khẳng định không cần xét nghiệm, 100% là con ruột. Nhưng cậu bé vẫn băn khoăn nhỡ đâu cậu được nhặt ở đâu đó. người bố nhịn không được liền nói xen vào: "Con nhìn lại mặt mũi con xem, gương mặt đó, thần thái đó, có phải nhặt được hay không nhìn cái biết ngay". Nghe vậy, hai mẹ con thôi cãi vã, nhìn nhau cười vui vẻ.

(https://kienthuc.net.vn/)

3. Học sinh lớp 1 và 2 kiểm tra học kỳ bằng hình thức trực tiếp

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đối với lớp 1 và 2, bài kiểm tra định kỳ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp nhằm đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh. Trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19, cơ sở giáo dục thực hiện giải pháp linh hoạt, phù hợp thực tế và đảm bảo an toàn.

Nhà trường lập kế hoạch thời gian thực hiện bài kiểm tra định kỳ; tổ chức họp với phụ huynh để phổ biến, hướng dẫn, tạo sự đồng thuận về phương án thực hiện.

(https://zingnews.vn/)

4. Ngày đầu học sinh TP.HCM trở lại trường sau 7 tháng gián đoạn

Sau khoảng 7 tháng xa trường, ở nhà học trực tuyến để phòng, chống dịch Covid-19, sáng 13/12, hơn 150 nghìn học sinh lớp 9 và lớp 12 tại TP Hồ Chí Minh háo hức đến trường để học trực tiếp. Không chỉ có học sinh mong muốn đến trường, các thầy, cô giáo cũng đã trông đợi ngày được giảng dạy trực tiếp cho học sinh từ lâu.

(https://nhandan.vn/)

5. Đồng hành cùng con đạt mục tiêu

Hiện nay, các bậc cha mẹ hay thầy cô, có thể cho con đầy đủ vật chất, quần áo, thức ăn, cơ hội học tập, nhưng nhiều bạn nhỏ không tìm được hướng đi, không tìm được mục tiêu để cố gắng phát triển mà luôn cảm thấy mình chưa đủ động lực, không đủ năng lượng để đi trên con đường dài với mục tiêu của mình, việc giúp trẻ có động lực là rất quan trọng.

Do đó, phụ huynh phải giúp con nhìn được mục tiêu, giúp con hoạnh định các kế hoạch và đồng hành cùng con, đưa ra hình mẫu, người mà con muốn trở thành trong tương lai, từ đó đặt ra các các mục tiêu trung hạn, ngắn hạn. Tuy nhiên, bố mẹ không nên đặt áp lực học hành lên trẻ lớn hơn năng lực của trẻ. Cha mẹ cần tìm hiểu con muốn gì, định hướng để không quá năng lực của con.

(http://baovanhoa.vn/)

6. Bà nội mất tích, hai cháu nhỏ tử vong dưới ao

Ngày 10/12, bố mẹ hai cháu nhỏ gửi bà nội (57 tuổi) trông giúp. Sau đó, người bà đưa hai cháu (3 tuổi và 4 tháng tuổi) đi chơi nhưng đến chiều không thấy về nhà. Gia đình tổ chức tìm kiếm nhưng không thấy nên trình báo Công an xã Đắk Nang.

Đến sáng 11/12, lực lượng chức năng phát hiện hai cháu tử vong dưới ao nước gần nhà. Cơ quan pháp y đã đến làm việc và bàn giao thi thể 2 cháu bé xấu số cho gia đình an táng. Riêng người bà, đến nay vẫn chưa có tung tích. Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

(https://tienphong.vn/)

7. Cả nhà đang ăn tối, bà mẹ phát hiện điều lạ trên mặt con gái liền tức tốc đưa tới bệnh viện

Carly, 32 tuổi và chồng Ben Hardy, 26 tuổi, phát hiện một trong hai mắt của con gái 6 tuổi Acacia Surridge-Hill gần như nhắm hoàn toàn và miệng bị xếch sang một bên. Bác sĩ nơi họ chẩn đoán em mắc chứng Bell's Palsy - Bell's Palsy là một trường hợp yếu hoặc liệt cơ mặt không rõ nguyên nhân.  Sau khi khám chuyên sâu, phát hiện một khối u trên não của cô bé. Sau đó cô bé đã phải xạ trị để làm chậm quá trình phát triển của khối u , tuy nhiên sau 15 tháng, bé đã ra đi mãi mãi.

Tổ chức từ thiện về khối u não cho biết u thần kinh đệm lan tỏa là loại u não nguyên phát phổ biến thứ hai ở trẻ em.

(https://saostar.vn/)

8. Mẹ kiêng thực phẩm này khiến con thiếu dinh dưỡng và ảnh hưởng phát triển trí não

cá và các thực phẩm có chất tanh chứa một lượng lớn Omega. Omega có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của não bộ bởi nó chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám và tạo ra độ nhạy của các nơ-ron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác, tăng sự tập trung chú ý, giúp trẻ phản xạ nhanh, ghi nhớ tốt, tăng khả năng học hỏi, nhận thức. Omega còn có các chức năng trên phạm vi rộng trong hệ thống tim mạch, phổi, hệ miễn dịch và nội tiết của cơ thể.

Việc bổ sung omega cho trẻ ngay từ khi 1 ngày tuổi là rất cần thiết. Các bà mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống, không nên kiêng khem quá mức dẫn tới nguồn sữa thiếu hụt omega đồng thời, nên bổ sung omega cho trẻ hàng ngày. Trong khoảng 2 năm đầu đời là khoảng thời gian vàng trẻ cần tiếp nhận omega để hoàn thiện và phát triển não bộ tuy nhiên, chế độ ăn của trẻ lại không thể cung cấp đầy đủ lượng omega. Việc bổ sung omega cho trẻ là rất cần thiết. 

(https://suckhoedoisong.vn/)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng