Bản tin mẹ và bé ngày 1/10/2022 - BTshop👍

👉Bản tin mẹ và bé tổng hợp ngày 1/10/2022: Mỹ: Hướng dẫn đầu tiên về COVID-19 kéo dài ở trẻ, nhiều điều rất dễ phụ huynh tự làm được; Phương pháp dạy con phát triển toàn diện của 6 nhà giáo dục nổi tiếng thế giới; Bé gái bị đa chấn thương nguy kịch, phổi trắng xoá phải đặt ECMO; Hai bé gái sơ sinh bị bỏ lại trong giỏ ven đường ở Hà Nội...

Bản tin tổng hợp mẹ và bé ngày 1/10/2022 - BTshop👍

Mục lục

1. Lào mở rộng đối tượng tiêm vaccine ngừa Covid-19

2. Mỹ: Hướng dẫn đầu tiên về COVID-19 kéo dài ở trẻ, nhiều điều rất dễ phụ huynh tự làm được

3. UNICEF: Hơn 1,6 triệu trẻ em có khả năng gặp nguy hiểm trước bão số 4

4. Phương pháp dạy con phát triển toàn diện của 6 nhà giáo dục nổi tiếng thế giới

5. Bé gái bị đa chấn thương nguy kịch, phổi trắng xoá phải đặt ECMO

6. Điều trị thành công cho bệnh nhi 10 tuổi mắc bệnh tim

7. Hai bé gái sơ sinh bị bỏ lại trong giỏ ven đường ở Hà Nội

1. Lào mở rộng đối tượng tiêm vaccine ngừa Covid-19

Bộ Y tế Lào mới đây đã triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ ở độ tuổi lên 5 (trước đây Lào chỉ tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 6 tuổi trở lên). Đây là một trong những nỗ lực của nước này, nhằm sớm đạt mục tiêu 80% dân số được tiêm đủ hai mũi cơ bản trong năm nay.

Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Vì vậy, tiêm vaccine vẫn là biện pháp y tế hiệu quả nhất để ngăn ngừa Covid-19. Chính phủ Lào đã tập trung mọi nguồn lực để giúp người dân từ thành thị tới vùng sâu vùng xa được tiếp cận vaccine đầy đủ.

(Nguồn: VOV)

Có thể bạn quan tâm:  BTshop - Đồ chơi và khoá học online cho bé !

2. Mỹ: Hướng dẫn đầu tiên về COVID-19 kéo dài ở trẻ, nhiều điều rất dễ phụ huynh tự làm được

Với trẻ em, COVID-19 kéo dài thường gặp hơn ở bé gái, tuổi càng lớn thì tỉ lệ gặp phải càng nhiều. Các triệu chứng trẻ thường gặp nhất là mệt mỏi tột độ, đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, nhiệt độ tăng cao, lo lắng và trầm cảm. Một nhóm bác sĩ y khoa đến từ nhiều đơn vị nghiên cứu, dẫn đầu bởi Học viện Y học và phục hồi chức năng (AAPM&R - Mỹ) đã ban hành bộ hướng dẫn đầu tiên liên quan đến chẩn đoán và điều trị COVID-19 kéo dài ở trẻ em.

liên quan đến triệu chứng mệt mỏi, hướng dẫn khuyến nghị tối ưu hóa dinh dưỡng và quá trình hydrat hóa - tức quá trình các phần trong cơ thể tự bù đắp nước, thông qua việc chính người bệnh bổ sung nước dầy đủ, chăm sóc giấc ngủ, hoạt động thể chất ở mức tăng dần từ từ và không khiến bệnh nhân khó chịu.

Các khuyến nghị liên quan đến rối loạn chức năng thần kinh tự chủ (thường dẫn đến chóng mặt, choáng váng khi đứng, tim đập nhanh...) bao gồm cung cấp nước nhiều hơn thường lệ (2-3 lít chất lỏng không chứa caffein mỗi ngày), hạn chế muối ăn (không được quá 6 g/ngày), điều chỉnh tốc độ hoạt động thể chất.

Đối với rối loạn giấc ngủ, khuyến cáo tăng cường vệ sinh giấc ngủ, thiết lập "thời khóa biểu" phù hợp cho giấc ngủ và hạn chế sử dụng các thiết bị trong vòng 30-60 phút trước khi ngủ.

(Nguồn: NLD)

3. UNICEF: Hơn 1,6 triệu trẻ em có khả năng gặp nguy hiểm trước bão số 4

Theo UNICEF, trẻ em là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai do những đặc thù dễ tổn thương về thể chất, tâm sinh lý và việc gián đoạn các dịch vụ thiết yếu đối với sự phát triển của trẻ.

Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) vừa phát đi thông báo sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong những nỗ lực ứng phó và đã chuẩn bị đồ cứu trợ để phân phối cho những khu vực có khả năng bị ảnh hưởng.

(Nguồn: Vietnamplus)

4. Phương pháp dạy con phát triển toàn diện của 6 nhà giáo dục nổi tiếng thế giới

Phương pháp giáo dục Montessori - Maria Montessori: Phương pháp chủ yếu được áp dụng cho trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi. Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách trẻ.

Phương pháp giáo dục Reggio - Loris Malaguzzi: Phương pháp này đặt trẻ làm trung tâm và tin rằng trẻ em có khả năng thể hiện suy nghĩ, óc sáng tạo của mình theo nhiều cách khác nhau thông qua hơn Một trăm ngôn ngữ. Có 3 nguyên tắc cốt lõi chính của phương pháp giáo dục Reggio Emilia: Trẻ em, Môi trường và Giáo viên.

Phương pháp giáo dục Waldorf - Rudolf Steiner: Không dùng yếu tố hơn thua làm động lực học; Không đánh giá kết quả theo khuôn mẫu xã hội; Vai trò đặc biệt của giáo viên chỉ là người hướng dẫn mà không sử dụng đến uy quyền hay áp đặt, phán xét.

Hệ thống giáo dục Summerhill - Alexander Neill: Tâm điểm của phương pháp hướng đến cá nhân đứa trẻ. Phải để trẻ có cuộc sống của chính mình, không phải cuộc sống do cha mẹ hay thầy cô đã lập trình sẵn. Cha mẹ thường cố dọa trẻ bằng những hậu quả đáng sợ nếu mắc phải sai lầm. Nhưng tốt hơn hết, hãy dạy trẻ đừng sợ điều gì cả.

Phương pháp giáo dục Instrumentalism - John Dewey: Trẻ con nên chủ động làm thay vì được dạy điều gì đó. Hành động sẽ dẫn đến kết quả; Đừng khiến đứa trẻ phải xấu hổ vì thất bại của chúng. Thất bại sẽ giúp chúng ta trở nên tốt hơn; Tất cả khám phá khoa học vĩ đại đều được thực hiện bởi những người không e ngại sử dụng trí tưởng tượng của mình.

Phương pháp giáo dục Célestin Freinet: Quan điểm của Freinet: Những hoạt động dễ chịu nhất cũng có thể trở thành cực hình nếu trẻ bắt buộc phải làm; Trẻ càng sớm làm việc nhà, chúng càng trở nên tự tin hơn trong tương lai; Thay vì ngăn cấm và đưa ra những hình phạt vô lý, cha mẹ nên thỏa thuận với trẻ.

(Nguồn: TTVN)

5. Bé gái bị đa chấn thương nguy kịch, phổi trắng xoá phải đặt ECMO

Sau vụ tai nạn khi đi xe đạp, bé P.T (11 tuổi) ở Phú Thọ bị chấn thương sọ não, vỡ bàng quang và nhiều tổn thương khác. Vào tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bé đã sốc đa chấn thương, hô hấp kém, phổi trắng xoá. Sau 1 ngày thở máy, tình trạng bão hòa oxy (SpO2) của bệnh nhân không cải thiện, dao động từ 40-50% rất nguy kịch.  

Các bác sĩ quyết định can thiệp ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo) ngay cho bệnh nhi, tránh hậu quả nội tạng thiếu oxy. Sau 4 ngày chạy ECMO, tình trạng phổi của bệnh nhân T. cải thiện đáng kể. Ngày thứ 5 sau hồi sức, bệnh nhân đã cai được ECMO, rút ống nội khí quản và tự thở.

(Nguồn: Vietnamnet)

6. Điều trị thành công cho bệnh nhi 10 tuổi mắc bệnh tim

Các bác sĩ Bệnh viện (BV) Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long vừa điều trị thành công cho một bệnh nhi 10 tuổi mắc bệnh rối loạn nhịp tim bằng kỹ thuật thăm dò điện sinh lý tim và triệt đốt bằng sóng có tần số radio trong buồng tim. 

Bé P.S.H.L (ở quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ) mắc bệnh tim từ năm 4 tuổi. Gia đình đã đưa bé L đi điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Qua thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, bác sĩ BV Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long chẩn đoán bé bị cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất.

(Nguồn: Baocantho)

7. Hai bé gái sơ sinh bị bỏ lại trong giỏ ven đường ở Hà Nội

Chiều 30/9, UBND phường Trần Phú (quận Hoàng Mai, Hà Nội) thông báo tìm người thân 2 bé gái bị bỏ rơi trên đường Vành đai 3.

Theo đó, vào khoảng 19h30 ngày 29/9, người dân phát hiện 2 bé gái khoảng 1 tháng tuổi bị bỏ lại tại lối vào khu đô thị Gamuda, giáp đường Vành đai. Hai bé gái có sức khỏe bình thường, không dị tật. Thời điểm phát hiện, 2 em nằm trong một giỏ nhựa màu xanh. Chân của 2 bé đeo giấy của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ghi tên mẹ là H.T.T.L (sinh năm 1997).

Bên cạnh 2 cháu bé, người dân phát hiện 1 mảng giấy mẹ bé để lại nhờ ai đó cưu mang chăm sóc các con do bản thân là mẹ đơn thân, chưa lập gia đình nên không có khả năng nuôi dưỡng.

(Nguồn: Saostar)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng